Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thu nhập bình quân của nông dân năm 2013 ước đạt khoảng 19,97 triệu đồng/năm (gấp 2,18 lần so với năm 2008).
Các mô hình kinh tế hiệu quả như: Mô hình cánh đồng mẫu lớn được triển khai rộng khắp cả nước.
Trong xây dựng nông thôn mới ở 8971 xã có 67 xã hoàn thành 19 tiêu chí, 463 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí.
Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Ảnh: Chinhphu.vn) |
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, nhiều địa phương đã có cách làm năng động, sáng tạo, như tỉnh Quảng Ninh: Thay vì triển khai theo mô hình thí điểm đã triển khai rộng khắp trên 125 xã trên địa bàn toàn tỉnh, hết năm nay phấn đấu có 34 xã đạt tiêu chí nông thôn mới.
Ông Đặng Huy Hậu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nói: "Chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ninh được lan tỏa trong cả hệ thống chính trị, từ thành thị đến nông thôn, từ lực lượng vũ trang đến mỗi nông dân...”.
Tuy nhiên, trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 cũng bộc lộ rõ những tồn tại, hạn chế, đó là nông nghiệp vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp. Thu nhập của người dân nông thôn còn thấp. Một số nơi nông dân không mặn mà với đồng ruộng. Nhiều chỉ tiêu trong xây dựng nông thôn mới khó thực hiện.
Kết luận hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, trong thời gian tới năm tới, tư tưởng của Nghị quyết Trung ương 7 cần được các cấp, ngành và người dân quán triệt sâu sắc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ rõ, nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, phát triển tam nông cần thực hiện đồng bộ với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó nông nghiệp, nông thôn cần được quan tâm, ưu tiên đầu tư.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, trong phát triển tam nông, nông nghiệp giữ vai trò then chốt, quyết định và người nông dân là chủ thể. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người nông dân. Muốn đạt được điều này cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ: “Đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, triển khai của Nhà nước và vận động, thuyết phục tổ chức thành những phong trào cách mạng trong nông dân, nông thôn”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị tiếp tục thực hiện, nhân rộng các phong trào, trong đó, cần chú ý không chạy theo thành tích, phải gắn kết hài hòa với quy hoạch, phát triển của đô thị, thành phố.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng lưu ý ngành nông nghiệp cần chú ý tới quy hoạch, trong đó có quy hoạch theo ngành, vùng, sản phẩm phù hợp với địa phương và nhu cầu thị trường, kết hợp với tiếp thu tinh hoa trí tuệ của khoa học công nghệ tiên tiến để có sự phát triển bền vững./.
Ngọc Thạch
Nguồn VOV
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;