Học tập đạo đức HCM

Nâng cao hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn

Thứ năm - 07/03/2013 20:02
Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg, qua 3 năm triển khai công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả ở các tỉnh, thành. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều vướng mắc, tồn tại cần tập trung tháo gỡ... Đó là nội dung của hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện dạy nghề cho LĐNT của Bộ NN&PTNT được tổ chức tại Hà Nội vừa qua.

Mô hình hiệu quả

Theo báo cáo tại hội nghị, thực hiện QĐ 1956/QĐ-TTg Bộ NN&PTNT đã tập trung xây dựng các chương trình, giáo án giảng dạy các ngành nghề cho LĐNT, triển khai công tác dạy nghề xuống các tỉnh. Có 40 tỉnh chỉ đạo Sở NN&PTNT giao công tác đào tạo nghề cho Chi cục Phát triển nông thôn, 18 tỉnh chỉ đạo Sở NN&PTNT giao cho Trung tâm Khuyến nông, 4 tỉnh giao cho Phòng Kế hoạch-Tài chính, 3 tỉnh còn lại giao cho các trường dạy nghề. Quá trình triển khai đã xuất hiện một số mô hình dạy nghề cho LĐNT có hiệu quả như: mô hình “Dạy nghề tại các vùng chuyên canh cây công nghiệp” thực hiện tại 13 tỉnh với 8 loại cây (thuốc lá, cao su, chè, cà phê, bông, mía, điều, sắn), do các doanh nghiệp tổ chức hoặc phối hợp với các cơ sở dạy nghề thực hiện, tạo thuận lợi cho việc hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho NLĐ.

Mô hình “Dạy nghề chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, rau sạch, hoa quả” được thực hiện tại 7 tỉnh với 5 loại cây (lúa chất lượng cao, khoai tây, khoai lang, nấm, cà chua).

Mô hình “Dạy nghề trồng hoa, rau sạch, cây ăn quả” do các viện nghiên cứu, cơ sở dạy nghề phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện tại 19 tỉnh với 9 loại cây (cam, quýt, xoài, na, các loại rau, hoa ly, hoa hồng).

Mô hình “Dạy nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản” được thực hiện tại 7 tỉnh, thành phố với 8 loại con (trâu, bò nhốt chuồng, ngựa, dê, lợn, cá rô phi đơn tính...).

Năm 2012, có 36/63 Sở NN&PTNT được phân bổ kinh phí và đã tiến hành dạy nghề cho LĐNT. Số học viên được đào tạo nghề nông nghiệp là trên 91.000 người với kinh phí 93 tỷ đồng.

Tại các lớp dạy nghề, người dân được học nghề theo đúng phương châm cầm tay, chỉ việc… “Tùy từng nghề mà có thể lược bỏ lý thuyết và tăng thời gian thực hành cho các học viên...” - ông Phạm Hùng, ủy viên Ban chỉ đạo  1956 Bộ NN&PTNT cho biết.

Lớp thực hành trồng nấm ở Nghệ An

Nhiều khó khăn cần khắc phục

Theo ông Lê Thái Dương-Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Nông nghiệp Nam bộ, kinh phí được cấp quá thấp khiến cho công tác đào tạo nghề gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể, trong quy định chi phí ăn ở đi lại cho giáo viên chỉ được cấp cho một lần trong khi đặc thù công việc, giáo viên thường xuyên phải xuống cơ sở, ăn ngủ và cùng bà con nông dân. Toàn bộ chi phí triển khai đều do giáo viên bỏ ra hoặc nhà trường chi trả, nhưng đến cuối năm lại không thể quyết toán do nằm ngoài quy định. Kinh phí không chỉ thấp và nhiều khi còn bị phân bổ chậm đã khiến cho công tác giảng dạy, đào tạo nghề cho bà con chưa thực sự đảm bảo chất lượng.

Ông Đỗ Thế Hạnh-Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết, tỉnh đã tổ chức mở 55 lớp đào tạo được 1.915 học viên với 3 nghề được lựa chọn để đào tạo là: Trồng trọt (900 học viên chiếm 47%), Chăn nuôi (840 học viên chiếm 44%), các nghề dịch vụ khác (175 học viên tương đương 9%). Tuy nhiên, ông Hạnh cho rằng công tác tuyên truyền tạo nhận thức cho người dân làm chưa tốt. Nhiều địa phương trong tỉnh  lựa chọn giải pháp an toàn, dạy những nghề đã có sẵn để tránh rủi ro khi đào tạo.

Theo bà Phan Thị Thu Sương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bến Tre, việc cấp thẻ học nghề cho LĐNT được triển khai tại 4 huyện Giồng Trôm, Châu Thành, Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam với tổng cộng là 112 lớp. Nhưng mặt trái của việc để người dân tự chọn nghề đã xảy ra tình trạng có nghề không đủ lớp để dạy, trong khi có nghề lớp lại không đủ học viên… 

Trao đổi về việc thí điểm cấp thẻ học nghề cho người dân, ông Đào Văn Tiến - Vụ trưởng Vụ Dạy nghề thường xuyên (Tổng cục Dạy nghề) cho rằng, mục tiêu của việc này là để người dân tự lựa chọn nghề là cơ sở tốt nhất đề học nghề và đào tạo nghề cho LĐNT. Trong thời gian tới, cần phải sửa đổi lại chương trình học và thời gian thực học, đồng thời đẩy mạnh công tác phân bổ tài chính…để công tác đào tạo nghề thực sự đem lại hiệu quả cho người học.

Quang Anh

Theo  giaoducthoidai.vn

,
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập395
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại855,583
  • Tổng lượt truy cập92,029,312
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây