Học tập đạo đức HCM

Những con người mới ở nông thôn mới

Chủ nhật - 10/03/2013 04:03
Chương trình xây dựng nông thôn mới đang dần hình thành những con người mới với tư duy mới trong cách làm giàu. Nhiều mô hình làm giàu của những nông dân này đã góp phần không nhỏ trong việc tạo ra một diện mạo nông thôn mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại địa phương.
 

Làm giàu phải luân canh
 


Chị Trần Thị Na (bên phải) thôn 2, xã Trung Môn (Yên Sơn) trồng 500 gốc hoa láng, mỗi vụ hoa thu lãi từ 12 - 15 triệu đồng.       Ảnh: Trần Liên


Với phương châm đa cây, đa thời vụ, luân canh, cưỡng vụ…, những người nông dân ở thôn 1, xã Trung Môn (Yên Sơn) gần như không bao giờ cho đất nghỉ. Người dân thôn này “cưỡng đất” cả chục năm nay rồi. Năm nào cũng như năm nào, cứ thu hoạch vụ mùa xong là bà con nhanh tay cày bừa làm đất để chuẩn bị trồng màu. Mỗi nhà vài sào, diện tích rau ở đây nhiều không đếm xuể. Bà Phạm Thị Hải được gọi là “kiện tướng trồng rau” vì khả năng làm khỏe và nhanh nhất thôn. Bà Hải có 4-5 sào rau, riêng vụ đông cũng cho thu nhập trên chục triệu đồng. Năm nay, do thời tiết ảnh hưởng đến mùa vụ nên người dân trong thôn chỉ trồng 2 loại rau chính là súp lơ và su hào. Su hào thu hoạch đến đâu, bà con làm đất để chuẩn bị xuống mạ cho gieo cấy cho vụ xuân đến đấy. Bà Phạm Thị Hải cho biết: “Bà con thôn 1 đã có truyền thống luân canh cưỡng vụ từ hơn chục năm trở lại đây. Trước đây đến mùa nông nhàn, bà con cũng đổ đi làm thuê làm mướn khắp nơi đấy, nhưng giờ chỉ bám vào đồng ruộng thôi, chăm chỉ làm ăn không những không lo đói, mà thu nhập cũng khá. Giờ cả thôn có hơn chục ha đất ruộng làm cây màu. Người không làm màu thì có nghề khác cho thu nhập cũng không kém là trồng hoa láng”.

Dọc con đường vào thôn 1, thôn 2, thôn 15 những ngày này ngập trong sắc hoa láng - thứ hoa dân dã ít người nghĩ nó có thể cho thu nhập. Ông Nguyễn Hữu Kha, thôn 15 là một trong những người đầu tiên đưa cây hoa láng về trồng. Ông Kha bảo, cây hoa láng được đưa về trồng từ những năm 90 của thế kỷ trước, lúc đầu chỉ trồng vài gốc để làm cảnh trong nhà, nhưng sau thấy trồng và chăm sóc dễ nên gia đình nhân rộng ra toàn bộ diện tích vườn tạp. Ông Kha không nhớ nổi đã có bao nhiêu người từ xa đến nhà mua gốc, cũng không nhớ nổi đã có bao nhiêu bà con quanh làng, quanh xóm đến xin gốc hoa về trồng, từ một vài hộ giờ cả làng trồng hoa láng. Gia đình ông có trên 200 gốc hoa láng, gốc lâu năm nhất đã gần 20 năm. Những gốc hoa này mỗi lần nở đều cho từ 6-7 bông nên ông rất quý. Giá mỗi bông hoa láng bán được 5 nghìn đồng, ngày rằm, ngày lễ từ 8 đến 10 nghìn đồng. 200 gốc hoa láng giờ cũng cho gia đình thu nhập hơn chục triệu đồng. Gia đình chị Trần Thị Na, thôn 2 trồng 500 gốc hoa láng. Chị Na so sánh, trồng hoa láng cũng giống như… trồng chuối, chỉ cần bóc lớp vỏ bên ngoài theo định kỳ, còn lại cũng không mất công chăm sóc nhiều. Hoa láng lại cho hoa quanh năm nên thu nhập cũng ổn định. 

Cũng trong tâm thế không cho đất nghỉ, nhiều nông dân ở phường Hưng Thành (thành phố Tuyên Quang) đã xây được nhà, mua được ô tô, nuôi con cái ăn học nên người chỉ nhờ vào thu nhập từ đồng ruộng. Toàn phường hiện có 86 ha lúa 2 vụ, trong đó đã có trên 60 ha đất trồng lúa chất lượng cao là giống Bắc thơm 7, giá trị kinh tế đạt trên 70 triệu đồng/ha/năm. Toàn phường có 25 ha ngô, trong đó diện tích ngô nếp hàng hóa là 3 ha và 10,7 ha chuyên canh rau an toàn. Thu nhập bình quân mỗi hộ từ trồng ngô đạt từ 80-90 triệu đồng/năm và từ trồng rau đạt 90-140 triệu đồng/năm. Cá biệt có những trường hợp như hộ ông Nguyễn Ngọc Phú (tổ 20) với thương hiệu rau sạch Phú Trúc đạt thu nhập 200 triệu đồng/năm. Nhờ chính thu nhập từ những sản phẩm nông nghiệp, nhiều hộ gia đình đã có thu nhập cao như hộ bà Nguyễn Thị Dần xây được nhà, mua được xe ô tô riêng; hộ ông Nguyễn Văn Hưng nuôi được con học Thạc sĩ từ thu nhập nhờ 4 sào rau; hộ ông Trần Mạnh Hùng nuôi 2 con học đại học, trong đó cậu con trai đang học thêm văn bằng 2 cũng nhờ thu nhập từ 2 sào rau. 

Những nông dân… liều!



Gia đình anh Nguyễn Văn Bách, thôn Làng Soi, xã Yên Phú (Hàm Yên) trồng chanh bốn mùa thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.


Mô hình nuôi lợn rừng của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn, thôn Phúc Lộc B, xã An Khang (thành phố Tuyên Quang) hiện đang được khá nhiều bà con quan tâm đến tham quan, học hỏi. Là một nông dân ham làm giàu và cũng có máu liều, ông Tuấn rất muốn từ chính địa phương mình hình thành được những sản phẩm nông sản sạch, có chất lượng và thương hiệu nhất định. Sau khi được đi học hỏi ở nhiều địa phương, nhận thấy nơi mình ở có lợi thế về địa hình chăn thả, lại chưa thấy có nhà nào nuôi lợn rừng, ông Tuấn đầu tư chuồng trại mua lợn đen của bà con các huyện vùng cao Nà Hang, Chiêm Hóa và mua lợn rừng giống từ một số trang trại các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc. Khi mới bắt tay vào thực hiện, nhiều người tỏ ra nghi ngờ tính khả thi nhưng sau một thời gian, hai giống lợn này khi cho phối với nhau đã sinh sản. Một kết quả khá bất ngờ với ông Tuấn và cả những người hàng xóm. Giờ thì ông Tuấn đã có một “kết thúc có hậu”: Đàn lợn rừng lai đang dần được mở rộng quy mô chăn nuôi, vừa qua ông lại được vay thêm 10 triệu đồng từ nguồn vốn chương trình xây dựng nông thôn mới để tiếp tục đầu tư vào chuồng trại. Ông Tuấn bảo, đây là nguồn lực để những nông dân như ông có thêm niềm tin để làm giàu một cách chính đáng từ chính quê hương mình!

Cũng “liều” như thế, anh thanh niên sinh năm 1981 Nguyễn Văn Bách, thôn Làng Soi, xã Yên Phú (Hàm Yên) bỏ không chừng này tấm bằng: Cao đẳng Công nghệ thông tin, Cao đẳng Tài chính - Kế toán, chứng chỉ sửa chữa đồ điện, điện tử, điện lạnh và bỏ cả nghề “dắt lưng” là thợ chụp ảnh để về quê… làm nông dân! Bách ham vi tính, mỗi lần lên mạng lại tìm vào những trang chuyên về nông nghiệp, tích lũy kinh nghiệm dần dần rồi đột ngột năm 2011 bỏ tất cả những “nghề cao quý” kia về cày xới lại 5 sào đất trồng ngô của gia đình, vào Đà Lạt tìm mua tận nơi 100 gốc chanh bốn mùa về trồng. Đầu tiên rất nhiều người hoài nghi, nhưng sau thấy mỗi cây chanh bốn mùa trồng trên đất ruộng nhà Bách ít quả nhất cũng cho vài chục kg quả, cây sai quả nhất cho đến 1,5 tạ quả, giá bán giao cũng đã được 25 nghìn đồng/kg thì không ai là không khâm phục. Từ hơn 100 gốc chanh đầu tiên, Bách chiết cành, nhân giống, giờ cả nhà anh đã có vài nghìn gốc chanh, ngoài bán quả, nhà anh chiết cành bán cho những người có nhu cầu, mỗi cành giá 50 nghìn đồng; những dịp lễ tết bán được cả cây chanh cảnh, mỗi cây cũng có giá vài triệu đồng. Năm 2011 riêng tiền bán chanh, nhà anh Bách thu lãi 200 triệu đồng, năm 2012 chưa ai tính, nhưng chắc cũng cao gấp năm đầu tiên 3 lần. Bách bảo, nếu không thử liều một phen, giờ có lẽ anh vẫn mày mò cặm cụi sửa chữa máy tính, ti vi, thi thoảng chạy chỗ này chỗ kia chụp ảnh, thu nhập cả năm chắc bỏ ra được chục triệu đồng!

Còn rất nhiều những nông dân như ông Tuấn, ông Kha, bà Được, anh Bách… những con người yêu ruộng đồng, chăm chỉ cày cấy chờ ngày được đất trả công. Theo Ban chỉ đạo xây dựng mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh, việc từng bước nâng cao thu nhập của người nông dân quan trọng nhất vẫn phải gắn bó mật thiết với ruộng đồng, với sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, cần được sự hướng dẫn cụ thể từ chính các cơ quan, các ngành chuyên môn để có được kết quả cao nhất.

 

Bài, ảnh: Trần Liên
Theo baotuyenquang.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập320
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm318
  • Hôm nay33,570
  • Tháng hiện tại160,132
  • Tổng lượt truy cập85,067,168
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây