Học tập đạo đức HCM

Quê nghèo cần lắm một con đường

Thứ sáu - 25/05/2012 01:52
Đường Thị - Sơn (đoạn đi qua xã Sơn Lộc-Can Lộc ) là tuyến giao thông liên xã độc đạo, có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống an sinh xã hội của các cộng đồng cư dân vùng Sơn Lộc và một xố xã lân cận. Tuy nhiên, hiện nay con đường này đang bị xuống cấp, hư hỏng nặng, việc giao thông đi lại tren con đường này hết sức cực khổ. Những người nông dân nghèo khó vùng Sơn Lộc đang băn khoăn chẳng biết bao giờ con đường mới được sửa sang. nâng cấp...

Sơn Lộc là một vùng quê thuần nông, quanh năm nghèo khó lại phải vất vả về đường giao thông đi lại trong nội vùng. Nhiều năm qua mặc dù chính quyền địa phương và nhân dân đã có nhiều nỗ lực thắt lưng, buộc bụng sửa sang hạ tầng nhưng xem ra hệ thống giao thông nông thôn vẫn còn nhiều bất cập. Đặc biệt, con đường liên xã Thị Sơn (đoạn đi qua Sơn Lộc) đang ngày càng bị mưa lũ xói mòn, hư hỏng nặng làm cho việc giao thông đi lại của bà con nhân dân trong vùng nói chung và Sơn Lộc nói riêng luôn gặp không ít khó khăn vất vả, nhất là khi mùa mưa lũ sắp về.

 

Quê nghèo cần lắm một con đường
Con đường liên xã Thị Sơn đang bị xuống cấp nghiêm trọng

 

Dưới cái nắng chói chang đầu hạ, theo hướng tỉnh lộ 3 đi lên xắn quần, vận gối rẽ trái vào một con đường đất gồ gề, lầy lội, chi chít ổ voi, ổ chó ước khoảng dăm cây số, chúng tôi mới lên được xã Sơn Lộc. Đang giữa mùa nắng hạ nhưng chỉ vì một trận mưa cóc, đường Thị Sơn trở nên lầy lội, nát bét, đi lại rất khó khăn.

Ông Thân Văn Tâm năm nay cũng đã bước sang tuổi lục tuần đi thăm đồng về, lọ mọ chân thấp, chân cao lần dò từng bước suýt bị té vì mặt đường quá trơn. Ông Tâm than phiền: " Các chú coi, dân trong vùng ai đó muốn đi thả cho lúa nắm đạm, hoặc lên chợ Cường đổi mớ rau, kiếm cho con tý mắm đều phải xắn quần vận áo bì bõm đi lặn, về lội hết khổ… nông thôn mới ở mô nỏ biết chứ con đường liên xã hư hỏng nặng, đi lại rất vất vả nhiều năm nay...".

Hàng năm ngoài thu nhập từ nghề nông, Sơn Lộc có chợ Cường là một trong những địa chỉ giao thương, trao đổi hàng hóa nông sản có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống an sinh xã hội của các cộng đồng cư dân 9 xã thuộc vùng Tây Nam huyện Can Lộc. Chợ Cường được nhóm họp theo phiên lẻ với đủ loại hàng hóa nông sản, đồ dùng, vật dụng gia đình. Tọa lạc ngay bên trục đường liên xã Thị - Sơn, ngoài việc phục đời sống dân sinh cho cư dân các xã trong vùng, chợ Cường còn là cầu nối thông thương là địa chỉ trao đổi hàng hóa với Thạch Hà và Hương Khê.

 

Quê nghèo cần lắm một con đường
Đang giữa mùa năng nóng, đương Thị Sơn vẫn bị lầy lội chỉ vì một cơn mưa rào

 

Gần đây, đường Thị Sơn xuống cấp, người dân buôn bán muốn đến được chợ Cường phải đi đường trành vòng vèo qua các xã lân cận thêm cả hàng chục cây số rất phiền hà. Do đường sá đi lại khó khăn, trở ngại nhiều hộ tiểu thương ở Thạch Hà, Hương Khê và các vùng đệm lân cận thưa đến chợ Cường hơn. Thậm chí có những người người dân kinh doanh, gắn bó chợ Cường cả hàng chục năm nay như bà Sinh ( hàng vải từ Thạch Hà lên), ông Lợi (hàng sắt đến từ Trung Lương), chị Tình (hàng hoa quả Hương Khê xuống) đều phải chấp nhận bỏ hẳn chợ Cường cũng vì đường sá. Dân đã nghèo, phiên chợ làng cũng bị teo tóp dần vì đường sá giao thông đi lại khó khăn. Đặc biệt, về mùa mưa cuộc sống an sinh xã hội của bà con cư dân vùng Sơn Lộc càng trở nên khó khăn vì nhiêu nơi bị lũ lụt cô lập dài ngày.

Trao đổi với Chủ tịch UBND xã Sơn Lộc Thân Văn Nam được biết, UBND xã Sơn Lộc đã nhiều lần chủ động xây dựng tờ trình báo cáo với cấp trên xin chủ trương đầu tư nâng cấp hệ thống đường liên xã Thị Sơn nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin khả quan. Mùa mưa lũ lại sắp về. Các cộng đồng cư dân vùng Sơn Lộc đang thiết tha mong muốn con đường Liên xã Thị - Sơn sớm được đầu tư nâng cấp để đi lại đỡ vất vả.

Theo Quang Sáng 
Báo Hà Tĩnh

 Tags: con đường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập152
  • Hôm nay40,182
  • Tháng hiện tại1,060,766
  • Tổng lượt truy cập92,234,495
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây