Học tập đạo đức HCM

Trả lại cho nông dân “vai chính” trong xây dựng nông thôn mới

Thứ bảy - 23/07/2016 22:39

Trả lại cho nông dân “vai chính” trong xây dựng nông thôn mới

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta đã xác định: “ Hiện nay và nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng”. Để xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững và phát triển, cần phải chú trọng đến việc nâng cao năng lực cho cộng đồng người dân nông thôn, đặc biệt là quan tâm đến vai trò của người nông dân.
 
Ảnh: Minh họa
 
Xét trong 19 tiêu chí NTM, tuy vai trò chủ thể là người nông dân nhưng cơ quan quản lý Nhà nước lại quyết định sự thành bại trong việc hoàn thành! Nói một cách chính xác thì nông dân hoàn toàn bị động trong cái khẩu hiệu hô hào mỹ miều mà Nhà nước đặt cho họ!
 
Vậy vấn đề ở đâu?
 
Thử đặt một câu hỏi: Nếu cho người nông dân xây dựng NTM theo ý mình họ sẽ làm như thế nào? “Chắc chắn tôi sẽ không làm đúng 19 tiêu chí của Nhà nước!”- anh Nguyễn Văn Trung, một nông dân Hậu Giang khẳng định. Trả lời câu hỏi vì sao, anh Trung cho biết, có vẻ như các tiêu chí đó quá lý tưởng, thậm chí…siêu tưởng! Bởi, nông dân quan tâm trước hết chính là thu nhập. “Họ bị cái nghèo ám ảnh suốt hàng trăm năm nay nên bằng mọi cách phải thoát nghèo rồi mới tính tiếp”, anh Trung nói. Đó là cốt lõi vấn đề. Mức thu nhập thực sự của người dân trong ngôi làng có gắn danh hiệu NTM liệu có đủ thuyết phục các đia phương khác noi theo? Theo số liệu của ngành nông nghiệp Đồng Nai, cả tỉnh có 91 xã đạt chuẩn NTM, trong đó nhiều xã có mức thu nhập “khủng”: khoảng 50 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, đó chỉ là các trường hợp cá biệt. Theo một kênh truyền hình Trung ương, một số xã ở Huế thu nhập bình quân một hộ gia đình chưa đến 10 triệu đồng/năm vì hầu như cả nhà không ai có việc làm ổn định. Vậy thì liệu như tiêu chí thu nhập trong xã NTM là 19 -22 triệu đồng/người/năm mà áp dụng cho tất cả các địa phương thì có ổn?
 
Trong một cuộc nói chuyện về chuyên đề tái cơ cấu nông nghiệp, ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND (nay là Bí thư) tỉnh Đồng Tháp cho rằng, trong việc cải thiện thu nhập cho nông dân thì họ phải là người chủ chốt. “Không cần thiết phải có đến “4 nhà” (nhà nông, nhà doanh nghiệp, Nhà nước và nhà khoa học) mà chỉ cần “2 nhà” là nhà sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ. Nhà nước chỉ giữ vai trò hỗ trợ cho họ”- ông Lê Minh Hoan nói. Hiện nay, một số địa phương ở Đồng Tháp người nông dân vẫn phải hì hục chạy theo tiêu chí thu nhập để “giúp” xã mình đạt chuẩn NTM! Lẽ ra, tiêu chí thu nhập này chính người nông dân phải là người đưa ra tùy theo hoàn cảnh và thực trang kinh tế địa phương. “Khi có tiền thì mọi thứ sẽ tự động kéo theo lên, không muốn NTM cũng không được!”-Một chủ tịch Hội ND hóm hỉnh.
 
Rất nhiều chính quyền địa phương hiện nay nhầm lẫn việc xây dựng NTM là Nhà nước làm cho dân chứ không phải người dân xây dựng cho mình. Chính vì vậy nhiều xã xây nhà văn hóa xong rồi đóng cửa, mỗi năm chỉ mở được vài lần để chào đón một sự kiện nào đấy.
 
Thậm chí, một số địa phương hấp tấp làm NTM, sau khi được công nhận danh hiệu rồi thì thở phào, mặc người dân ra sao thì ra. Nhiều đoàn công tác kiểm tra xã NTM thấy nhà vệ sinh nhếch nhác, nạn xì ke, cờ bạc, đề đóm tràn lan…thì rất chán nản, chẳng lẽ đề xuất cho…xuống hạng!
 
Như Bí thư Lê Minh Hoan nói, Nhà nước chỉ là hỗ trợ trong chương trình tái cơ cấu nông nghiệp thì việc xây dựng NTM thiết nghĩ Nhà nước cũng chỉ nên giữ “vai phụ”. Vai chính phải được trả lại cho người nông dân, lực lượng cốt lõi để xây dựng và là đối tượng thụ hưởng “hoa lợi” trong vườn cây NTM này. Họ có nghĩa vụ xây dựng quê hương mình giàu đẹp, văn minh, hiện đại thì cũng luôn đặt trách nhiệm trong việc tôn tạo và gìn giữ nó.

Nông dân đa phần là “nghèo”. Họ nghèo về kinh tế lẫn kiến thức, họ chỉ biết dựa vào Nhà nước, họ chỉ có thể góp đất, góp công, góp tiền trong khả năng và góp phần xây dựng tình làng nghĩa xóm, còn lại họ có gì? Và liệu khi họ hoàn thành hết nội lực mà họ có thì công lao đó có được đáp đền không?. Tại sao chúng ta không đặt nông dân vào đúng vai trò của họ? Họ vừa là vai trò nòng cốt trong xây dựng NTM nhưng họ cũng là lực lượng giám sát chính các cơ quan quản lý Nhà nước thông qua Mặt trận Tổ quốc VN mà trên hết là nâng cao vai trò Hội ND các cấp. Đừng để các cơ quan quản lý vừa đá bóng vừa thổi còi để rồi dù có đạt được mục tiêu NTM thì cũng chỉ là trên một thời gian nhất định còn nông dân họ vẫn vậy  


Các nhóm trong 19 tiêu chí NTM
Nhóm I:  Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho  phát triển nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
 
Đơn vị cơ bản của mô hình NTM là làng - xã. Làng - xã thực sự là một cộng đồng, trong đó quản lý của Nhà nước không can thiệp sâu vào đời sống nông thôn trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của người dân thông qua hương ước, lệ làng (không trái với pháp luật của Nhà nước). Quản lý của Nhà nước và tự quản của nông dân được kết hợp hài hoà; các giá trị truyền thống làng xã được phát huy tối đa, tạo ra bầu không khí tâm lý xã hội tích cực, bảo đảm trạng thái cân bằng trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn, giữ vững an ninh trật tự xã hội,…nhằm hình thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông thôn.
 
Nhóm II (Tiêu chí thứ 2 đến thứ 9): Là các nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội : Giao thông, thủy lợi, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, điện, trường học; cơ sở vật chất văn hóa; chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư:
 
Đáp ứng yêu cầu thị trường hoá, đô thị hoá, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuẩn bị những điều kiện vật chất và tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống và trở nên thịnh vượng ngay trên mảnh đất mà họ đã gắn bó lâu đời. Trước hết, cần tạo cho người dân có điều kiện để chuyển đổi lối sống và canh tác tự cung tự cấp, thuần nông (cổ truyền) sang sản xuất hàng hoá, dịch vụ, du lịch, để họ “ly nông bất ly hương”.
 
Nhóm III: Gồm tiêu chí thứ 10 đến tiêu chí thứ 13 là Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất: Thu nhập, hộ nghèo; cơ cấu lao động; hình thức tổ chức sản xuất:
 
Phải có khả năng khai thác hợp lý và nuôi dưỡng các nguồn lực, đạt tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; môi trường sinh thái được giữ gìn; tiềm năng du lịch được khai thác; làng nghề truyền thống, làng nghề tiểu thủ công nghiệp được khôi phục; ứng dụng công nghệ cao về quản lý, về sinh học...; cơ cấu kinh tế nông thôn phát triển hài hoà, hội nhập địa phương, vùng, cả nước và quốc tế.
 
Nhóm IV: Gồm từ tiêu chi thứ 14 đến tiêu chí thứ 17 là nhóm tiêu chí Văn hóa – Xã hội- môi trường : Giáo dục, y tế; văn hóa; môi trường:
 
Dân chủ nông thôn mở rộng và đi vào thực chất. Các chủ thể nông thôn (lao động nông thôn, chủ trang trại, hộ nông dân, các tổ chức phi Chính phủ, Nhà nước, tư nhân…) có khả năng, điều kiện và trình độ để tham gia tích cực vào các quá trình ra quyết định về chính sách phát triển nông thôn; thông tin minh bạch, thông suốt và hiệu quả giữa các tác nhân có liên quan; phân phối công bằng. Người nông dân thực sự “được tự do và quyết định trên luống cày và thửa ruộng của mình”, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh làm giàu cho mình, cho quê hương theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật.
 
Nhóm V: gồm tiêu chí 18 và tiêu chí 19 là chính trị, an ninh trật tự xã hội:
 
Nông dân, nông thôn có văn hoá phát triển, dân trí được nâng lên, sức lao động được giải phóng, nhiệt tình cách mạng được phát huy. Đó chính là sức mạnh nội sinh của làng xã trong công cuộc xây dựng NTM. Người nông dân có cuộc sống ổn định, giàu có, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và tay nghề cao, lối sống văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được những giá trị văn hoá, bản sắc truyền thống “tắt lửa tối đèn” có nhau, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tham gia tích cực mọi phong trào chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại…nhằm vừa tự hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, vừa góp phần xây dựng quê hương văn minh giàu đẹp. 
 
Theo langmoi.vn
 Tags: nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập357
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại878,859
  • Tổng lượt truy cập92,052,588
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây