Học tập đạo đức HCM

Vựa lạc Thạch Châu mất mùa

Thứ năm - 31/05/2012 20:56
Sau chuỗi ngày dài hạn hán, người dân xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà đang phải đối mặt với thực trạng mất mùa lúa và hoa màu vụ đông xuân. Mặc dù những ngày gần đây nhiệt độ hạ xuống thấp và có mưa, song chừng đó vẫn không đủ để làm hồi sinh màu xanh trên những cánh đồng.

Dưới cái nắng hè gay gắt, từng đợt gió Lào hầm hập khiến cho vùng đất Thạch Châu vốn dĩ đã khô cằn nay lại càng héo hắt hơn. Gần kề ngày thu hoạch, thế nhưng thay vì những cây lúa trĩu bông, những triền hoa màu mơn man xanh tốt thì giờ đây bao phủ trên khắp cánh đồng là cả một gam màu xám xịt. Cây lúa thì phờ phạc, còn cây lạc, cây ngô thì héo úa đến quắt queo.

Vựa lạc Thạch Châu mất mùa
Hạn hán làm cho vựa lạc Thạch Châu teo củ...

Tiếp xúc với chúng tôi chị Nguyễn Thị Tương ở xóm Hồng Lạc cho biết: Trong vụ sản xuất này gia đình chị gieo trỉa 5 sào lạc và gần 2 sào lúa. Mặc dù đã nỗ lực hết mình trong đầu tư về giống, phân bón và chăm sóc phòng trừ sâu bệnh nhưng thành quả mà chị gặt hái được hôm nay lại gần như chỉ là con số không. Tiếc công, xót của ngày lại ngày chị buồn rầu quang gánh ra đồng để gặt những ruộng lúa không hề kết hạt, đơm bông đem về làm thức ăn cho trâu bò.

Thạch Châu không chỉ được biết đến là xã có diện tích đất gieo trỉa lạc dẫn đầu của huyện Lộc Hà mà năng suất, sản lượng lạc ở đây cũng luôn vượt trội hơn so với nhiều nơi khác. Những năm trước thời tiết thuận lợi, năng suất lạc bình quân toàn xã luôn đạt từ 1,3- 1,5 tạ/sào. Còn năm nay theo phản ánh của nhiều người dân thì do nắng nóng kéo dài, cây lạc bị cháy lụi lá nên tỷ lệ đậu củ là rất thấp.

Thẫn thờ nhìn ruộng lạc của gia đình mình đang chết khô theo thời gian, chị Phan Thị Tâm, một người dân ở xã Thạch Châu buông xuôi: Vậy là 5 sào lạc của gia đình với bao công sức, tiền của đổ ra nay mất trắng. Mất mùa thì đã rõ, cuộc sống khốn khó đến thế là cùng, song điều khiến chị trăn trở hơn là không biết rồi mai đây sẽ lấy đâu ra tiền để nuôi dưỡng, lo toan cho các con ăn học.

Vựa lạc Thạch Châu mất mùa
... lúa bứt về cho trâu bò ăn...

Vụ đông xuân năm nay, xã Thạch Châu gieo trỉa 260 ha lạc, 70 ha lúa và 20 ha khoai lang, rau màu các loại. Các bộ giống được xã tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung đưa vào gieo trồng đại trà gồm: lạc L14, L23, L26 và lúa XI23, NX 30. Đạt được kết quả trên xã Thạch Châu quán triệt, triển khai sâu rộng đề án sản xuất và có các chính sách hỗ trợ về giống, phân bón cho nhân dân đồng thời vận động bà con khai thác hết quỹ đất để gieo trồng.

Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Châu Lê Văn Thông cho biết: Do nắng nóng kéo dài đặc biệt lại rơi đúng vào thời điểm cây lúa trỗ bông, cây lạc đơm hoa nên ở những diện tích này cây trồng phát triển kém thậm chí nhiều nơi đã bị chết khô. Qua thống kê đến thời điểm này toàn xã Thạch Châu có 40 ha lạc và khoảng 5 ha lúa bị hư hỏng hoàn toàn, không thể cho thu hoạch. Ngoài ra còn có nhiều diện tích lúa, hoa màu bị ảnh hưởng của thời tiết nên năng suất, sản lượng đạt thấp hơn so với những năm trước đây.

Vựa lạc Thạch Châu mất mùa
... còn ngô thì lép hạt

Để ổn định cuộc sống, sản xuất cho nhân dân cấp ủy, chính quyền xã Thạch Châu đã thành lập đoàn đi kiểm tra, thống kê những diện tích bị thiệt hại. Đối với những diện tích lúa, hoa màu bị hư hỏng nặng xã cũng đã kịp thời tuyên truyền vận động bà con nhân dân thu hoạch tận dụng làm thức ăn cho gia súc. Còn ở những diện tích bị ảnh hưởng nhẹ xã khuyến cáo bà con tiếp tục theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển để thu hoạch đúng khung lịch thời vụ.

"Xã Thạch Châu đang lập kế hoạch trình lên cấp trên để có phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách phù hợp tránh tình trạng cây trồng gieo trỉa lên nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế. Còn về lâu dài xã mong muốn các bên liên quan tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống kênh trục sông Nghèn để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu phục vụ cho nông nghiệp... ", ông Thông bộc bạch.

Vụ sản xuất đông xuân là vụ chính quyết định đến năng suất, tổng sản lượng cây trồng của cả năm. Với người dân xã Thạch Châu, nguồn thu nhập chính chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp nên một vụ đông xuân mất mùa cũng đồng nghĩa với cuộc sống, sinh hoạt của nhân dân nơi đây đang phải đối mặt với những khó khăn ngoài dự định.

Văn Chương

Nguồn baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập336
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,488
  • Tổng lượt truy cập90,261,881
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây