Học tập đạo đức HCM

'Xúc cảm trước công việc' là chìa khóa thành công trong xây dựng nông thôn mới

Thứ bảy - 07/01/2017 06:07

'Xúc cảm trước công việc' là chìa khóa thành công trong xây dựng nông thôn mới

Đó là một kinh nghiệm lớn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Ngoài năng lực, trình độ lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thì gương mẫu, trách nhiệm, tận tuỵ, hy sinh trước công việc là yếu tố quyết định thành công.

Cả huyện phải "nhổm mông" dậy mà làm NTM

Năm 2016 là năm khó khăn “đều” của tỉnh Hà Tĩnh từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đến ảnh hưởng sự cố môi trường biển, lũ lụt hay rét đậm, rét hại đầu năm… 

Tổ Hợp tác sản xuất rau, củ, quả an toàn của xã Thạch Liên.

Khó khăn là vậy, tỉnh Hà Tĩnh luôn bắt tay đứng dậy khắc phục, làm tốt nhất mọi công việc, đưa kinh tế tỉnh nhà đi vào bình ổn, đảm bảo an ninh trật tự địa phương.

Các xã đã đạt chuẩn tiếp tục củng cố, nâng cấp các tiêu chí, sản xuất tiếp tục phát triển 2 trang trại lợn nái (1.000 con) đã có sản phẩm. Đặc biệt, xã Tượng Sơn đã hình thành rõ nét 1 xã NTM kiểu mẫu với 90% hộ có thu nhập ổn định từ 80-110 triệu đồng/vườn/năm. 

Toàn huyện thành lập thêm 200 mô hình kinh tế có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên. Huyện Thạch Hà, ngay từ đầu năm 2016 đã từng bước tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra trong xây dựng NTM. Năm 2016, có 4 xã cán đích NTM (vượt 2 xã so với đăng ký), không còn xã có dưới 10 tiêu chí, toàn huyện tăng thêm 104 tiêu chí.

Để đạt được kết quả trên, xây dựng NTM tại huyện Thạch Hà đã từng bước đi vào chiều sâu, được nhân dân tin tưởng, đồng lòng, ủng hộ và tham gia một cách chủ động, tự giác, trách nhiệm. Tất cả nhờ “xúc cảm trước công việc”, sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị. Xác định, muốn tiến độ nhanh trong công việc, tất cả nhân dân, chính quyền huyện phải “nhổm mông” dậy mà làm.

Trong xây dựng NTM chúng ta thường nhắc đến cụm từ “sử dụng nguồn lực sẵn có”, Thạch Hà là như vậy. Huy động nguồn lực, chú trọng sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực của toàn huyện. Ngoài sử dụng nguồn lực tại chỗ về tài chính con em xa quê, doanh nghiệp, thì huyện đã phát động phong trào “Ngày về cơ sở vào thứ 7”. Ngày mà toàn bộ các bộ từ huyện xuống thôn đều chung tay, góp sức xây tham gia xây dựng NTM cùng với nhân dân vào ngày nghỉ. Nhờ thế mà tạo được sự đồng lòng, đoàn kết trong dân.

Trong câu chuyện giúp đỡ lẫn nhau xây dựng NTM, ông Trần Nhật Tân, Bí thư Huyện ủy Thạch Hà cho biết: "Cán bộ ngày nghỉ về với dân vừa định hướng vừa cùng dân làm việc. Rõ ràng phải có tâm huyết, xúc cảm trước công việc thì mới làm việc tốt. Ai làm tốt, xã làm làm tốt phải khuyến khích, khen thưởng ngay – đó là tinh thần. Nhìn mô hình rau của bà con xã Thạch Kênh được như ngày hôm nay, đó là sự sẵn tay từ cán bộ đến nhân dân xới từng viên đất, bón từng nắm phân, trồng từng cây rau để có được vườn rau xanh mướt, hiệu quả kinh tế".

Ông Trần Nhật Tân – Bí thư Huyện ủy Thạch Hà

Xây dựng NTM là xây dựng khung kế hoạch cho năm về đích. Đó là sự kiên trì của nhiều năm, nhưng năm phấn đấu hoàn thành toàn bộ các tiêu chí phải tập trung dồn sức tối đa. Các xã, các phòng, ngành phụ trách tiêu chí chủ động xây dựng khung kế hoạch cụ thể ngay từ những ngày đầu năm, tạo quỹ thời gian để về đích cuối năm. Khung kế hoạch đó phải bàn bạc, công khai trước toàn dân, tạo bước đồng thuận trong cộng đồng.

Ngoài ra, để một xã thành công trong xây dựng NTM thì cần sự bổ trợ, giúp nhau giữa các xã. Cụ thể, xã Thạch Kênh quyết tâm về đích sớm NTM thì nhờ vào kinh nghiệm, nguồn lực từ xã Tượng Sơn. Người dân một xã không nhiều, phải sử dụng người dân xã khác. Dân Thạch Thanh, Tượng Sơn về giúp Thạch Kênh làm NTM. Đó gọi là giúp nhau cùng hoàn thiện, cùng tiến bộ.

Yếu tố sản xuất theo chuỗi gắn với mô hình thành thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, nâng cao giá trị. Trong câu chuyện về xây dựng chuỗi sản xuất, Bí thư Tân luôn nhấn mạnh, khó khăn trong tổ chức sản xuất nông nghiệp là tìm kiếm thị trường đầu ra. Nhờ lợi thế địa hình, nằm ven thành phố lại đầu mối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nên bước đầu thuận lợi về mặt thị trường. Về các xã Thạch Lâm, Thạch Liên, Tượng Sơn, Thạch Văn… trên 20 trang trại chăn nuôi 500 con/lứa chính là bài học để người dân cơ cấu lại sản xuất. Đây là yếu tố xây dựng NTM bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân – ông Tân cho biết.

Đường làng, ngõ xóm tại xã Thạch Liên đã được bê tông hóa toàn diện

Để thành công trong xây dựng NTM, huyện Thạch Hà ngày từ bước đầu khởi xướng đã xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị và cá nhân gắn với cam kết thực hiện. Qua đánh giá thực trạng, yêu cầu cần thiết và khả năng của người dân, của xã. Các xã lựa chọn các tiêu chí, nội dung đăng ký hoàn thành trong năm tới. Đối với xã quyết tâm phấn đấu hoàn thành tiêu chí về đích, phải cam kết bằng văn bản, quyết tâm chính trị của từng đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã.
Xây dựng nông thôn mới không để vượt quá sức dân

Muốn vậy, yếu tố chủ thể trong xây dựng NTM là người dân. Xây dựng NTM là dân làm và dân cho. Hiểu, thấm nhuần, nhận thức, ý thức về nội dung, mục đích, ý nghĩa chương trình xây dựng NTM, tạo sự đồng thuận, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, ủng hộ, vào cuộc của nhân dân là sức mạnh, là nguồn lực, yếu tốt mang tính tiên quyết đưa thành công, bền vững của xây dựng NTM.

Tất cả các đầu công việc phải do nhân dân bàn bạc và quyết định, không để vượt quá sức dân, trên cơ sở có hướng dẫn chuyên môn của chính quyền. Do đó, nhiều việc tưởng chừng rất khó khăn, kể cả do thiếu nguồn lực, nhưng xã, thôn vẫn hoàn thành đảm bảo thời gian và chất lượng.

Nói đến vấn đề sức dân, ông Trần Nhật Tân, Bí thư Huyện ủy Thạch Hà cho biết: “Bài học đường trục chính giao thông xã Thạch Kênh, khi nhân dân đồng thuận cùng làm, chỉ hết 2,4 tỷ đồng cho gần 3km (trung bình 820 triệu đồng/1km) là minh chứng rõ nhất. Để nói rằng, xây dựng NTM không được vượt quá sức dân mà chính là nhân dân tự làm, cùng làm và giảm bớt chi phí”.

Ông Tân cũng nhấn mạnh, thực ra hiện xây dựng NTM không tránh khỏi nợ nần. Làm kinh tế thì rõ ràng phải vay vốn. Tuy nhiên, riêng Thạch Hà ngay từ đầu chính quyền, nhân dân từ huyện xuống thôn xác định, làm NTM là dựa vào sức dân, dân đồng thuận, dân cùng làm mọi việc sẽ thành công. Nhờ vậy, nợ nần trong xây dựng NTM tại Thạch Hà dường như không có.

“Tôi nói một minh chứng, làm hệ thống đường bê tông, nhà nước chỉ bỏ xi măng, còn tất cả đất, đá, cát, sỏi, ngày công đều do nhân dân góp sức. Nhờ thế mà kinh phí trong làm đường dường như không tốn kém. Thạch Kênh, Tượng Sơn… đường làng, ngõ xóm khang trang, sạch đẹp, đều là do nhân dân chung tay làm hết” – ông Tân nói thêm.

“Tôi muốn nhấn mạnh lại một lần nữa trong kinh nghiệm xây dựng NTM, phải gắn với “năng lực” và “xúc cảm trước công việc” của cán bộ xã, thôn. Ngoài yếu tố năng lực, trình độ thì sự tận tụy, hy sinh, đam mê trong công việc là yếu tố quyết định thành công. Cán bộ phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước công việc, trước dân sẽ tạo niềm tin, tín nhiệm trong dân”- Ông Trần Nhật Tân chỉ ra một kinh nghiệm mà Thạch Hà đã làm được.

“Từ đó tạo sự phấn đấu trong gia đình, tổ liên gia, từng thôn để hoàn thành từng yêu cầu công việc. Nhờ đâu, đó chính là thấm nhuần, thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa 11, hầu hết đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã được kiện toàn lại.” – ông Tân cho biết.

Theo Trương Hoa – Đặng Sơn – Kỳ Anh/infonet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập352
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm351
  • Hôm nay46,903
  • Tháng hiện tại822,181
  • Tổng lượt truy cập91,995,910
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây