Học tập đạo đức HCM

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Thứ ba - 12/11/2024 19:31
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.

Số liệu báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông, đến hết quý 3/2024, toàn tỉnh có hàng ngàn tuyến với 21.000km cáp quang, 3.250 trạm BTS phủ sóng đến tận các thôn, xóm. Trung tâm hành chính các xã đều được trang bị hệ thống máy tính kết nối intenet; hầu hết người dân nông thôn đều kết nối thuê bao điện thoại, trong đó có trên 80% sử dụng smartphone và trên 150.000 thuê bao intenet băng thông rộng cố định. Tất cả 183 xã trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã có trên 1.900 thôn đang tiến hành các hoạt động chuyển đổi số. Toàn tỉnh có 13 thôn, mỗi huyện có ít nhất 1 xã xây dựng thí điểm khu dân cư NTM thông minh. Năm 2024, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 608/QĐ-UBND ngày 7/3/2024 phân bổ 6,3 tỷ đồng hỗ trợ chuyển đổi số trong xây dựng NTM.

15 5206 8849
Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024.

Đến nay, trên 70% hồ sơ thủ tục hành chính được thực hiện qua cổng DVC trực tuyến; 100% công dân trong độ tuổi sử dụng định danh điện tử từng bước tích hợp các loại giấy tờ tuỳ thân. Nhiều dịch vụ mang đến tiện ích cho người dân như kết nối intenet, zalo, fecebook, youtube, tiktok, instagram… Nhiều thôn và hộ dân được lắp đặt camera an ninh bảo vệ, phòng chống tội phạm. Bà con nông dân tham gia mua bán vật tư, nông sản qua hình thức thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt… Mạng xã hội cung cấp nguồn thông tin phong phú, nhất là về chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, về tin tức thời sự, kỹ thuật sản xuất, giải pháp kinh doanh, giúp nâng cao dân trí và cơ hội để mỗi người dân nông thôn có điều kiện học tập suốt đời…

Với địa bàn nông thôn, các lĩnh vực chính quyền số, xã hội số, công dân số phát triển sâu rộng. Không chỉ từng bước giúp người dân làm chủ công nghệ, thu hẹp khoảng cách số với thành thị, sự chuyển đổi đã khẳng định tính ưu việt và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống xã hội và phát triển kinh tế.

2 3739 3976
Việc ứng dụng chuyển đổi số đã giúp bà con nông dân giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình khắp mọi miền đất nước.

Ông Võ Tá Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết, Sàn Giao dịch thương mại điện tử Hà Tĩnh (hatinhtrade.com.vn) đã thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Công thương, giúp các HTX, doanh nghiệp, bà con nông dân tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm trên môi trường điện tử. Đến nay, các sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trong tỉnh đều có gian hàng trên sàn thương mại điện tử tỉnh. Toàn tỉnh có trên 200 website thương mại điện tử bán hàng; việc thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến tại các chợ, siêu thị, cửa hàng. Doanh thu thương mại điện tử 10 tháng đầu năm nay ở tỉnh ta đạt 260 tỷ đồng”.

Được biết, riêng Sàn Giao dịch thương mại điện tử Hà Tĩnh, lũy kế đến 10/2024, có trên 630 sản phẩm OCOP trong tỉnh và 150 sản phẩm từ các tỉnh bạn được giới thiệu, giao dịch. Nhiều thương hiệu nổi tiếng của Hà Tĩnh như: Bưởi Phúc Trạch, Cam Khe Mây, Cam Thượng Lộc, Gạo Cẩm Xuyên, Nhung hươu Hương Sơn… đã chiếm lĩnh sàn giao dịch thương mại điện tử, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

HTX Gia Phúc ở xã Thường Nga (Can Lộc) là đơn vị đi đầu trong chuyển đổi số. Giám đốc HTX là anh Lê Vạn Hải được Hội Nông dân Việt Nam vinh danh danh hiệu nông dân xuất sắc năm 2024.

bht brd 127d0140323t47924l0 2595
HTX Gia Phúc ở xã Thường Nga (Can Lộc) là đơn vị đi đầu trong chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ để sản xuất nông nghiệp hiện đại

Ông Lê Vạn Hải - Giám đốc HTX, cho biết: “Với diện tích 40ha đất đồi sản xuất chuyên canh các loại cây ăn quả có múi, mỗi năm, HTX đạt doanh thu trên 8 tỷ đồng, lợi nhuận 3 - 4 tỷ đồng. HTX đã ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, bón phân qua lá, phun thuốc trừ sâu tự động, sử dụng pin năng lượng mặt trời với mức đầu tư trên 1,5 tỷ đồng. HTX đang hướng tới đích 1.000 tấn sản phẩm và doanh thu 30 tỷ đồng trong vài ba năm tới.”

Nhạy bén nắm bắt công nghệ sinh học, tự động hoá trong sản xuất, tháng 3/2022, ông Phạm Quý Hải (thôn Thanh Lan, xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà) đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng để trồng lan hồ điệp. Đây được xem là mô hình có quy mô, mức đầu tư lớn và áp dụng công nghệ hiện đại nhất thời điểm bấy giờ. Mô hình được tối ưu hóa bằng quy trình sản xuất ứng dụng công nghệ số hiện đại, từ các khâu như đo các chỉ số môi trường, tưới cây, pha chế phân bón, thuốc trừ sâu bệnh cho cây đến các công đoạn chăm bón, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm… Trong năm đầu tiên khai thác (2023), doanh thu mô hình đạt 7,5 - 8 tỷ đồng.

158d1221106t33889l0
158d2090315t95667l0
Tháng 3/2022, ông Phạm Quý Hải (thôn Thanh Lan, xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà) đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng để trồng lan hồ điệp, áp dụng công nghệ tự động hóa trong quy trình sản xuất.

Công cuộc chuyển đổi số cũng được các cấp chính quyền quan tâm đẩy mạnh. Ông Đặng Anh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Thiên Lộc (Can Lộc) cho biết: “Nhờ quán triệt Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, đến nay, Thiên Lộc đã đạt nhiều kết quả tích cực. Toàn xã đã được phủ sóng wifi công cộng và kết nối mạng đến tận hộ gia đình; 95 % người dân trong độ tuổi sử dụng điện thoại smartphone. Các thôn Trung Thiên và Hoà Thịnh được chọn thí điểm xây dựng thôn thông minh. Xã đã tiến hành số hoá dữ liệu về dân số, đất đai, lao động, chính sách xã hội, y tế, định danh cá nhân… Nhiều mô hình sản xuất áp dụng công nghệ số mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Bà con ở chợ Phú Minh dần quen mua bán không dùng tiền mặt hết sức tiện lợi…”.

a4 4705
Cán bộ Tổ chuyển đổi số xã Kỳ Châu (huyện Kỳ Anh) hướng dẫn người dân sử dụng các hạ tầng số khi đến giao dịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Các mô hình trên dần lan toả khắp trên địa bàn toàn tỉnh từ miền xuôi đến vùng sâu vùng xa, đánh thức tiềm năng trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn, làm thay đổi tư duy người sản xuất, kinh doanh, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Thực tiễn sinh động khẳng định tính đúng đắn, tầm nhìn chiến lược của Nghị quyết 05-NQ/TU; là sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, các doanh nghiệp dịch vụ viễn thông, đặc biệt là sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và bà con nông dân.

Tuy nhiên, công cuộc chuyển đổi số đang gặp không ít khó khăn như: nhận thức của một bộ phận các bộ còn nhiều mặt hạn chế, nguồn nhân lực bất cập, hạ tầng thiếu đồng bộ. Lĩnh vực kinh tế số ở tỉnh nhìn chung còn yếu, chậm đi vào sản xuất - kinh doanh. Nguồn lực kinh phí đầu tư còn hạn hẹp, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

anh 03 4985 1
Nhà văn hóa thôn Trung Thành (xã Cẩm Duệ) được xây dựng khang trang, lắp đặt hệ thống camera và wifi miễn phí.

Hà Tĩnh đang nỗ lực để hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn NTM vào năm 2025. Để tiếp tục đưa Nghị quyết 05-TU/NQ đi vào cuộc sống, cần tiếp tục đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số theo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Trước hết, cần tiếp tục bám sát nội dung Nghị quyết 05-TU/NQ của Tỉnh uỷ, chuyển đổi số phải được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ tới. Nhiệm vụ chuyển đổi số là tiêu chí trọng tâm, hàng đầu, xuyên suốt trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh ta trong nhiều năm tới. Từ đó, tạo mọi điều kiện cho người dân, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, tự nguyện tham gia chuyển đổi số với phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”. Chuyển đổi số phải lấy người dân là trung tâm và huy động được sự tham gia của toàn dân.

Tiếp đến, xác định chuyển đổi số là nhằm thay đổi mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Qua đó, thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển từ sức bật về kinh tế số, dẫn dắt các hoạt động sản xuất - kinh doanh với người nông dân là chủ thể khởi nghiệp, sáng tạo, tự tin để bước vào thời kỳ của nền nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn và hội nhập ngày càng sâu rộng.

Cần có chính sách chuyển nguồn kinh phí hỗ trợ hạ tầng như các năm trước sang hỗ trợ trực tiếp về chuyển đổi số. Hỗ trợ mua sắm thiết bị, đào tạo nhân lực, tập huấn kỹ năng công nghệ số cho người dân. Đặc biệt, ưu tiên lĩnh vực kinh tế số, các mô hình, dự án đi đầu về ứng dụng công nghệ vào sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại điện tử, trồng trọt, chăn nuôi ở nông thôn.

Trong hành trình chuyển đổi số, cơ tầng văn hoá truyền thống nông thôn đang có nhiều thay đổi. Vì vậy, các ngành chức năng cần hướng người dân sử dụng mạng xã hội một cách thông thái, biết phân biệt thông tin xấu độc, phản văn hoá; giữ gìn bản sắc văn hoá, khơi dậy thuần phong mỹ tục, để góp phần xây dựng đời sống mới chân - thiện - mỹ trong mỗi làng quê.

Cuối cùng, cần xây dựng các thôn, xã thông minh làm mẫu hình lan toả kinh nghiệm rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Từ đó, tạo bước đột phá vươn lên, thực hiện các mục tiêu về Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số ngay trong từng thôn xóm, từng xã để phấn đấu đưa Hà Tĩnh sớm trở thành điểm sáng về chuyển đổi số thành công trong nông thôn của cả nước.

Xem Link nguồn

Tổng số điểm của bài viết là: 30 trong 6 đánh giá

5 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập347
  • Hôm nay37,928
  • Tháng hiện tại697,255
  • Tổng lượt truy cập93,074,919
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây