Học tập đạo đức HCM

“Soi” quy trình sản xuất sản phẩm OCOP Hà Tĩnh qua smartphone

Thứ sáu - 17/04/2020 04:03
Để tối ưu hóa, nâng cấp chất lượng các sản phẩm tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt chuẩn, Văn phòng Điều phối xây dựng NTM Hà Tĩnh đưa công nghệ số vào quản lý hoạt động sản xuất tại các cơ sở sản xuất.
135d4060954t3712l9 72d3221910t31522l0


Sản phẩm gạo Ngọc Mầm của Công ty TNHH một thành viên KC được sản xuất theo dây chuyền khép kín, được kiểm soát chặt chẽ qua hệ thống camera giám sát từ đầu vào đến đầu ra (Ảnh tư liệu)

Sau hơn 1 năm hoàn thành lắp đặt đặt máy móc thiết bị và đi vào sản xuất, sản phẩm gạo Ngọc Mầm của Công ty TNHH một thành viên KC (địa chỉ tại xã Thạch Đài - Thạch Hà) đã được khách hàng trong và ngoài nước lựa chọn.

Đặc biệt, sản phẩm gạo Ngọc Mầm được công nhận là sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao của tỉnh năm 2019. Để duy trì chất lượng 4 sao, ngoài việc tuân thủ qui trình sản xuất nghiêm ngặt của công ty đề ra, còn có đơn vị “giám sát” đó là Văn phòng NTM tỉnh thông qua hệ thống “mắt thần” camera “soi” từ dây chuyền sản xuất, đầu vào đến đầu ra sản phẩm.

Cùng với lắp đặt camera công khai quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm cho cơ quan chức năng cũng như khách hàng, Công ty TNHH một thành viên KC còn là một trong những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ số vào tất cả các khâu của quản lý, điều hành doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Khánh Tùng – Giám đốc Công ty TNHH một thành viên KC, việc ứng dụng công nghệ số trong doanh nghiệp không chỉ giúp giám đốc quản lý và điều hành công việc từ xa mà còn giúp doanh nghiệp tìm kiếm, chăm sóc khách hàng kịp thời.

annotation 2020 04 17 150634


Văn phòng NTM Hà Tĩnh đang tích hợp hệ thống camera giám sát vào phần mềm dữ liệu số NTM để người dân quan tâm tiện theo dõi, giám sát.

“Việc gắn camera giám sát đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan chức năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, từ nguồn nguyên liệu, quy trình chế biến đến đóng gói, bảo quản. Bây giờ chúng tôi ngồi ở thành phố, chỉ cần một chiếc smartphone là có thể theo dõi được hoạt động sản xuất của các cơ sở” - Chánh Văn phòng điều phối NTM Hà Tĩnh Trần Huy Oánh chia sẻ.

Chánh Văn phòng NTM Hà Tĩnh thông tin thêm, đơn vị đang tiếp tục xây dựng, tích hợp camera giám sát vào phần mềm dữ liệu số NTM, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước cũng như khách hàng, người dân quan tâm có thể theo dõi, cùng giám sát chất lượng các sản phẩm. Trước mắt, có 10 cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP được lắp “mắt thần” theo dõi quy trình sản xuất.

135d4061111t6376l7 72d3223435t57728l0


Các sản phẩm từ nhung hươu của Công ty CP Nông nghiệp Hương Sơn (huyện Hương Sơn) được dán mã QR truy xuất nguồn gốc

Theo bà Đặng Thị Luận - Giám đốc HTX Thu mua và chế biến thủy hải sản Chiến Thắng (TX Kỳ Anh): “Cơ sở nào “dám” lắp đặt camera để cơ quan chức năng giám sát qui trình sản xuất, nguồn nguyên liệu, đóng gói, bảo quản sản phẩm thì chứng tỏ cơ sở đó làm ăn uy tín, sản phẩm chất lượng. Và đây cũng là một trong những điều kiện để chấm điểm sản phẩm OCOP”.

Ngoài lắp “mắt thần” giám sát sản xuất, Văn phòng NTM Hà Tĩnh còn truy xuất nguồn gốc sản phẩm thông qua quét mã QR; ứng dụng công nghệ thông tin vào chấm điểm các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP…

Cụ thể, mỗi thành viên nằm trong Hội đồng giám khảo được cấp một tài khoản, tiến hành chấm trực tiếp trên phần mềm điện tử, đảm bảo được tính khách quan, tiện lợi, đặc biệt là cập nhật nhanh chóng, lưu giữ dữ liệu lâu dài.

135d4061928t6622l4 68d1211410t45929l0


Camera giám sát ở đồng rau thôn Thượng Phú, xã Tượng Sơn (Thạch Hà) giúp người quản lý cũng như khách hàng giám sát được quy trình từ lúc làm đất đến khi thu hoạch theo tiêu chuẩn VietGap.

“Để giám sát quy trình sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm OCOP, cùng với chủ động ứng dụng công nghệ trong quản lý, sản xuất, các cơ sở tham gia Chương trình OCOP cần tiếp tục xây dựng quy trình sản xuất gắn với việc kiểm soát đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường; thực hiện kiểm nghiệm, phân tích chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo đúng quy định.

Sau ngày 25/4/2020, Văn phòng điều phối NTM tỉnh sẽ tổ chức kiểm tra, nếu cơ sở nào không có quy trình sản xuất được UBND cấp huyện xác nhận và niêm yết công khai để thực hiện thì sẽ xem xét tham mưu UBND tỉnh thu hồi giấy chứng nhận đạt chuẩn OCOP và xử lý theo quy định” - Chánh Văn phòng NTM Hà Tĩnh Trần Huy Oánh thông tin thêm.

Bá Tân

Nguồn tin: baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập961
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại752,278
  • Tổng lượt truy cập93,129,942
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây