Học tập đạo đức HCM

Hươu sao Hương Sơn: Lợi thế và phát triển

Thứ tư - 30/09/2015 09:40
Từ tiềm năng và lợi thế của địa phương, huyện Hương Sơn xác định con hươu là một trong những sản phẩm hàng hoá chủ lực của huyện. Thực hiện các chính sách của tỉnh và của huyện về khuyến khích phát triển chăn nuôi, đàn hươu trên địa bàn huyện tăng rất nhanh trong những năm gần đây; nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi lớn, tạo nên các mô hình phát triển trong tương lai.
 

Hươu sao được xác định là một trong những sản phẩm chủ lực của huyện Hương Sơn. Nhờ có lợi thế về tự nhiên và kinh nghiệm chăn nuôi từ bao đời nay, đàn hươu sao ở Hương Sơn trong những năm gần đây phát triển rất nhanh. Từ chỗ chỉ còn khoảng 4.000 con sau lũ quét năm 2002, sau 10 năm đàn hươu toàn huyện đã lên tới 30.000 con ( tăng 7,5 lần). Điều đặc biệt, nếu như trước đây, nhiều gia đình chung nhau nuôi một con thì nay một gia đình nuôi nhiều con. Theo thống kê, trên địa bàn huyện có tới 6.500 hộ gia đình nuôi hươu, trong đó có trên 2000 hộ nuôi từ 5-10 con, 125  hộ nuôi trên  10 con. Cá biệt có 9 hộ nuôi 50 – 70 con. Cứ mỗi con hươu đực từ 3 năm tuổi trỏ lên mỗi năm cho 0,5 – 1,2 kg nhung; mỗi con hươu cái  sau 2 năm tuổi, mỗi năm đẻ một con. Giá trị mỗi con hươu đực hàng năm cho 5 – 10 triệu đồng nhung hươu, mỗi con hươu cái hàng năm cho 2 – 3 triệu đồng (nếu sinh con cái), 7 – 15 triệu đồng (nếu sinh con đực). Như vậy, đàn hươu của Hương Sơn tại thời điểm năm 2013 mang lại giá trị sản phẩm cho người chăn nuôi trên 150 tỷ đồng. Không những góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm trong khu vực nông thôn mà thực sự nhiều hộ gia đình trở nên giàu có từ chăn nuôi hươu.

 

Mùa lộc


Nhung hươu của Hương sơn chủ yếu tiêu thụ ở dạng thô. Tuy vậy, đã và đang có mặt trên khắp mọi miền đất nước, thậm chí  nhiều người Việt nam  học tập, công tác và làm ăn ở các nước ngoài đã mang theo nhung hươu sấy khô để tiêu dùng và làm quà. 
Xét ở góc độ tiêu dùng cũng như sức tiêu thụ trên thị trường, nhung hươu Hương Sơn rất được ưa chuộng. Đã có nhiều nghiên cứu về các đặc tính sản phẩm nhung hươu, giá trị y dược và dinh dưỡng của nó. Tuy nhiên, nét đặc trưng của con hươu ưa thích ăn các loại lá cây có nhiều nhựa mủ, nhiều lông (ráp), có vị đắng, chát; những cây có chứa nhiều chất độc gây chết người như: lá xoan, lá ngón, v.v…(mà ở núi rừng Hương Sơn các loại cây này có nhiều). Nhờ vậy, hươu ở đây rất khỏe mạnh, nhung to mập và có lẽ cũng là yếu tố nâng cao chất lượng nhung chăng.

 

 
Lá cây rừng - nguồn thức ăn chủ yếu để nuôi hươu
Được biết, trước đây Viện khoa học sinh học (thuộc bộ Khoa học và Công nghệ) đã phối hợp với Công ty Lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn nghiên cứu và chế tạo thành công một số biệt dược cao cấp từ nhung hươu Hương Sơn, công ty dược phẩm Hà Tĩnh nhiều năm qua đã sản xuất rượu nhung hươu, tiêu thụ lượng lớn trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Hiện nay UBND tỉnh Hà Tĩnh đang xúc tiến mời gọi các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sâu sản phẩm hươu – nhung hươu để làm thuốc, thực phẩm chức năng và thịt xuất khẩu. Thực hiện chủ trương này, cùng với các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi của huyện và của tỉnh đang đi vào cuộc sống trong hai năm qua, là cơ hội để nhân dân Hương Sơn nói riêng và các địa phương vùng phụ cận nói chung  phát triển mạnh đàn hươu trong tương lai./.
 
Theo Điện Hằng/huongson.hatinh.gov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập67
  • Hôm nay29,208
  • Tháng hiện tại530,575
  • Tổng lượt truy cập83,586,570
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây