Học tập đạo đức HCM

Nuôi tôm trên ao đất lót bạt – hướng đi mới hiệu quả

Thứ tư - 29/08/2012 20:34
Hiệu quả từ những mô hình nuôi tôm he chân trắng trên ao đất lót bạt, vỗ bờ xi măng sẽ là hướng đi mới cho người nuôi tôm. Tuy nhiên rất cần giải pháp để nhân rộng và phát triển đưa năng suất, sản lượng tôm ở tỉnh ta ngày càng tăng cao.

 

Nuôi tôm trên ao đất lót bạt – hướng đi mới hiệu quả

Nuôi tôm he chân trắng trên ao đất lót bạt, vỗ bờ xi măng là một hình thức nuôi mới được “du nhập” vào tỉnh ta bắt đầu từ năm 2010. Qua vài kỳ thu hoạch những mô hình nuôi tôm theo hình thức trên đều đạt năng suất, sản lượng cao. Ông Nguyễn Văn Mại ở xã Hộ Độ ( Lộc Hà) là một trong nhưng mô hình điển hình cho biết: Vài năm trước nuôi tôm thực sự là nghề “bập bênh” được, thua nhờ trời. Sau khi tìm hiểu tôi mạnh dạn đầu tư 10 ha nuôi tôm trên ao đất lót bạt, vỗ bờ bột đá. Kỳ thu hoạch đầu tiên mỗi ha đạt sản lượng bình quân 7 tấn tôm, lãi hàng tỷ đồng. Những vụ nuôi tiếp theo cũng mang hiệu quả đáng kể...

Hay như mô hình của ông Trần Bách Quyền ở xóm 7 xã Xuân Phổ (Nghi Xuân) là người có thâm niên trong nghề nuôi tôm tại vùng này. Trước đây do ông nuôi tôm theo hình thức quảng canh, dịch bệnh xẩy ra thường xuyên nên thua nhiều hơn được. Nuôi tôm “thất bát” nhiều hộ dân ở vùng đất này bỏ hoang diện tích nhưng ông vẫn luôn gắn bó và trăn trở với nghề nuôi tôm. Đầu năm 2011 ông “khăn gói” ra tận huyện Quỳnh Lưu ( Nghệ An) đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm trên ao đất lót bạt và vỗ bờ xi măng. Sau nhiều ngày tìm hiểu và ông quyết định về đầu tư “nâng cấp” đầm tôm của mình. Và ông cũng là người đầu tiên trên địa bàn huyện Nghi Xuân áp dụng hình thức nuôi mới này. Kết quả sau vài vụ nuôi ông đều thắng đậm, mỗi vụ mang về cho ông cả trăm triệu đồng từ con tôm…. “ Từ khi đưa “công nghệ” nuôi tôm trên ao đất lót bạt và vỗ bờ lót đáy xi măng về nuôi, gia đình tui đã có thu nhập, trả nợ được tiền vay đầu tư …Đây thực sự là niềm vui của gia đình tôi sau bao năm vất vả nuôi tôm”. – ông Quyền chia sẻ.

Nuôi tôm trên ao đất lót bạt, vỗ bờ xi măng không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn hạn chế được dịch bệnh. Chính vì vậy, hình thức nuôi này cũng đang có xu hướng phát triển, chủ yếu tập trung tại các huyện Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, TP Hà Tĩnh, bình quân năng suất đạt từ 5-8 tấn/ha/vụ. Theo ông Trần Đắc Đại – Phó phòng NN- PTNT huyện Cẩm Xuyên thì nuôi tôm trên ao đất lót bạt, vỗ bờ xi măng là một hình thức nuôi hiệu quả. Ao nuôi được lót bạt cả đáy và bờ, có ao chứa lắng nên hạn chế được lượng nước thất thoát gây ô nhiễm môi trường, giảm tối đa việc phát sinh và lây lan dịch bệnh trên tôm. Cẩm Xuyên đang tiếp tục khuyến khích các hộ nuôi tôm áp dụng hình thức này để đạt hiệu quả cao trên đơn vị diện tích.

So với nuôi tôm trên cát thì nuôi tôm trên ao đất lót bạt, vỗ bờ xi măng hiệu quả không cao bằng nhưng ngược lại nuôi tôm trên ao đất lót bạt chi phí đầu tư thấp hơn nhiều, người dân có thể tự mình bỏ vốn đầu tư. Qua tìm hiểu từ các chủ hộ nuôi thì nuôi tôm trên ao đất lót bạt đầu tư từ 150 – 200 triệu đồng/ha chỉ bằng khoảng ¼ nuôi tôm trên cát. Quan trọng hơn quỹ đất cho phát triển nuôi tôm trên ao đất lót bạt khá dồi dào.. Ông Nguyễn Công Hoàng – Chi cục trưởng Chi Cục Nuôi trồng thủy sản cho biết: Hiện toàn tỉnh mới chỉ có khoảng hơn 60 ha với 35 hộ nuôi tôm theo hình thức trên tại một số huyện, Tp từ năm 2010 đến nay. Trong khi đó toàn tỉnh đang có hơn 2000 ha có thể chuyển đổi sang hình thức nuôi lót bạt đáy, vỗ bờ xi măng….Cùng với nuôi tôm trên cát thì nuôi tôm he chân trắng trên ao đất lót bạt, vỗ bờ xi măng là hướng đi đúng đắn, năng suất hiệu quả cao, nhất là những vùng đã bị dịch bệnh nhiều năm hoặc những vùng nuôi tôm kém hiệu quả. Vì vậy, tỉnh cần quan tâm và sớm có giải pháp để tạo phong trào phát triển nuôi tôm theo hình thức trên mạnh mẽ và hiệu quả. Trước hết để nhân rộng mô hình cần sự phối hợp của các cấp, ngành trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân vay vốn ưu đãi để đầu tư nâng cấp ao nuôi. Mặt khác giới thiệu, tổ chức cho người dân đi tham quan hỏi kinh nghiệm, kỷ thuật nuôi qua các mô hình điển hình trên địa bàn. Các địa phương cần tuyên truyền đến tận người dân về chính sách hỗ trợ của tỉnh về đầu tư nâng cấp từ hình thức nuôi tôm quãng canh lên thâm canh. (30 triệu đồng/ha) tạo động lực thúc đẩy người dân tham gia.

Hữu Trung
Nguồn baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập595
  • Hôm nay63,008
  • Tháng hiện tại722,335
  • Tổng lượt truy cập93,099,999
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây