Học tập đạo đức HCM

Phát triển bền vững thương hiệu cam Hà Tĩnh (Bài 1): Rộn ràng mùa thu hoạch

Thứ hai - 01/12/2014 11:21
Mùa thu hoạch cam thường bắt đầu từ cuối tháng 9 và kéo dài đến tận tháng 12 âm lịch. Vào mùa, nhịp sống của người dân như hối hả hơn khi những vườn cam đã mọng trĩu. Trên khắp các nẻo đường, từ vùng thượng đến miền xuôi, những chuyến xe chở đầy cam đi muôn nơi trong niềm vui của người trồng.

Nhiều năm trước, nói đến cam, người ta thường nhắc đến cam Xã Đoài, Quỳ Hợp (Nghệ An)… Nhưng hiện nay, cam Hà Tĩnh đã tạo được chỗ đứng trên thị trường khi có phần vượt trội so với “người hàng xóm” và dần làm thay đổi thị hiếu người thưởng thức. Dù hầu hết các địa phương ở Hà Tĩnh đều “thử sức” với cam, nhưng loại cây ăn quả này chỉ thực sự nổi bật khi bén duyên với vùng đất Hương Đô (Hương Khê), Thượng Lộc (Can Lộc), Hương Sơn và Vũ Quang.

Thời điểm giữa tháng 10 âm lịch, đa số các vườn cam chanh đã cơ bản cho thu hoạch. Nhưng theo nhận định của nhiều chủ vườn, thời gian này mới chỉ thu hoạch ải. Riêng cam bù phải đến cận kề tết mới hái được.

Khe Mây (Hương Đô) là vùng thu hoạch cam sớm nhất trong toàn tỉnh. Ông Đinh Văn Oánh - người được mệnh danh là “ông tổ” của vùng “cam tiến vua” này chia sẻ: “Tính đến thời điểm này, hầu hết các hộ trồng cam ở Khe Mây đã thu hoạch khoảng 1/3 diện tích, riêng gia đình tôi mới đạt khoảng 3 tạ”.

Theo thông lệ, đến tháng 11 âm lịch hàng năm, Khe Mây mới vào mùa hái quả, nhưng năm nay, do điều kiện thời tiết thay đổi, cam chín sớm hơn. Cam Khe Mây có mức giá khởi điểm tại vườn 45.000 đồng/kg, trong khi đó, tại các chợ, giá bán được nâng lên hơn 50.000 đồng/kg.

Phát triển bền vững thương hiệu cam Hà Tĩnh (Bài 1): Rộn ràng mùa thu hoạch

Cây cam “bén duyên” trên vùng thượng Can Lộc

Cam cũng là cây “xóa nghèo, làm giàu” cho nhiều gia đình ở Đức Lĩnh (Vũ Quang) khi toàn xã có hơn 80% hộ trồng trên diện tích 130 ha. Ông Nguyễn Hữu Thọ (thôn Cương Lĩnh) từ lâu được người dân Đức Lĩnh biết đến bởi thương hiệu “cam Mai Thọ” với hơn 1.000 gốc, hàng năm đưa lại nguồn thu từ 150-200 triệu đồng, cho biết: Năm nay, vườn cam của gia đình ông đã thu hoạch xấp xỉ 7 tạ với mức giá 42.000 đồng/kg.

Được biết, tạo được uy tín bởi chất lượng cam sạch, đạt tiêu chuẩn nên vào những ngày cuối mùa, cam của ông Thọ có khi được bán với giá 80.000 đồng/kg. Đặc biệt, năm 2011 được coi là thời kỳ đỉnh cao khi giá cam lên tới 55.000 đồng/kg. Nhiều thương lái, thậm chí còn đặt trước cả vườn, đến mùa vào hái đưa ra thị trường tiêu thụ. “Năm 2014, vườn cam của tôi có hơn 300 gốc mới. Nhờ vườn cam này, vợ chồng tôi mới nuôi được các con ăn học” - ông Thọ cho biết.

Phát triển bền vững thương hiệu cam Hà Tĩnh (Bài 1): Rộn ràng mùa thu hoạch

Thu hoạch cam ở Thượng Lộc (Can Lộc)

Ở Đức Lĩnh còn ghi nhận tên tuổi của ông Trần Viện với 8.000 gốc chuẩn bị cho thu hoạch trong năm nay, dự kiến, mức thu dao động từ 400-500 triệu đồng. “Trước đây, các gia đình hết sức chật vật tìm hướng cải thiện đời sống. Nay cuộc sống giữa chốn đại ngàn như được thổi luồng gió mới bởi loại cây ăn quả này mang lại lợi ích kinh tế vô cùng lớn. Đặc biệt, khi cam Vũ Quang khẳng định được thương hiệu, sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho người dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương” - Chủ tịch UBND xã Đức Lĩnh Nguyễn Xuân Thê cho biết.

Một thương hiệu cam của Hà Tĩnh cũng đã vươn đến những thị trường rộng lớn ngoại tỉnh là cam Sơn Mai (Hương Sơn). Với 300 hộ trồng trên diện tích 80 ha, vụ cam 2013, Sơn Mai thắng lớn, nhiều gia đình thu lãi lên đến hàng tỷ đồng, tập trung nhiều nhất tại các xóm Minh Giang, Kim Lĩnh, Tân Hoa, Hội Xuân. Nổi bật trong các gia đình trồng cam tại Sơn Mai là ông Ngô Xuân Linh với 8.000 gốc cam bù và cam chanh. Mỗi năm, vườn cam của ông cho thu hoạch hơn 150 tấn, doanh thu vài tỷ đồng.

Cận kề tháng cuối năm, nhịp sống của người dân tại các vùng trọng điểm cam trở nên hối hả. Những quả cam chín mọng, vàng ươm và nụ cười mãn nguyện của người nông dân báo hiệu một mùa vàng thu hoạch đang về...

(Còn nữa...)

Thùy Dương
Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập104
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm103
  • Hôm nay20,996
  • Tháng hiện tại251,700
  • Tổng lượt truy cập92,629,364
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây