Học tập đạo đức HCM

Đất nhiễm mặn, Kỳ Hưng gặp khó trong xây dựng vườn mẫu

Thứ tư - 19/09/2018 00:07
Sau bão số 10 năm 2017, nhiều vườn mẫu và vườn hộ ở xã Kỳ Hưng, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị nước biển tràn vào, thiệt hại nặng nề. Mặc dù chính quyền và nhân dân đã có nhiều biện pháp thau rửa nhưng đến nay, việc sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.

Đất nhiễm mặn, Kỳ Hưng gặp khó trong xây dựng vườn mẫuMặc dù gia đình ông Phạm Đình Toản, bà Phan Thị Quyến đã dày công khắc phục nhưng do nước mặn ngấm sâu vào lòng đất nên khu vườn chỉ trồng được những loại rau có sức chống chịu cao

Khu vườn mẫu trên 1.500mđược đầu tư công phu của gia đình ông Phạm Đình Toản, bà Phan Thị Quyến ở thôn Trần Phú, xã Kỳ Hưng, với nhiều loại cây ăn quả và rau màu có giá trị đang cho thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng/năm thì cơn bão số 10 năm 2017 kèm theo triều cường gây ngập mặn làm hư hại gần 100% diện tích.

Mặc dù đã được đầu tư sửa sang, quy hoạch và trồng mới lại, nhưng hầu như các loại cây trồng đều không thể phát triển bình thường như trước. “Sau hơn 1 năm kể từ khi triều cường gây ngập mặn đến nay, nhiều loại cây gần như không tồn tại được hoặc có sống được cũng luôn bị vàng úa, xoắn lá và còi cọc. Trước đây, mặc dù vất vả nhưng chúng tôi rất hứng thú mỗi khi ra vườn; còn bây giờ vườn không còn đẹp, thu nhập cũng không đáng kể nên không mấy hào hứng nữa” - ông Phạm Đình Toản cho biết.

Đất nhiễm mặn, Kỳ Hưng gặp khó trong xây dựng vườn mẫuCây ăn quả bị vàng úa, xoắn lá và còi cọc là hiện trạng chung trong các khu vườn xã Kỳ Hưng

Thôn Hưng Phú (Kỳ Hưng), địa phương cũng chịu nhiều thiệt hại do triều cường gây ngập mặn nặng nề, dù đã 1 năm sau bão, cây cối vẫn của các khu vườn và trên các tuyến đường thôn vẫn vàng vọt, lơ thơ. Là thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu với 6 khu vườn mẫu và hơn 10 vườn hộ có thu nhập khá, nhưng từ khi bị ngập mặn đến nay, hầu hết các vườn mẫu đều bị hư hại, việc xây dựng và phát triển vườn mẫu cũng bị đình trệ.

Khu vườn mẫu của gia đình chị Nhự Thị Hạnh (thôn Hưng Phú) từng có nguồn thu nhập tốt từ rất nhiều loại rau củ quả hàng hóa, nhưng bây giờ gần như hoang hóa. Hàng chục mét tường bao bị sập, 3 sào vườn với nhiều loại cây có giá trị, đặc biệt là gần 100 gốc táo đang vào thời kỳ cho quả bị đổ gãy sau bão đến nay vẫn chưa khôi phục được.

“Cả năm nay gia đình bắt tay vào khôi phục sản xuất, nhưng do đất bị nhiễm mặn nặng nề nên gần như không có loại cây gì có thể duy trì được, trừ khoai lang. Bây giờ, vườn chủ yếu trồng khoai lang; còn lại gần nửa diện tích đang phải bỏ hoang” - chị Hạnh chia sẻ.

Đất nhiễm mặn, Kỳ Hưng gặp khó trong xây dựng vườn mẫuVườn mẫu của chị Nhự Thị Hạnh (thôn Hưng Phú) bây giờ chỉ còn trồng được khoai lang

Ông Mai Văn Lương ở thôn Hưng Phú cho biết, nếu như không có lũ tàn phá thì gia đình ông cũng có kế hoạch xây dựng vườn mẫu. Mặc dù nằm cách khá xa bờ sông nên lũ không làm mất trắng các loại cây màu nhưng hiện vườn của ông cũng đã hoang tàn do nhiễm phèn và nhiễm mặn. “Nếu không có biện pháp gì hữu hiệu để thau chua rửa mặn thì đừng nói xây dựng vườn mẫu, mà khôi phục lại được tình trạng như vườn cũ cũng đã khó rồi” - ông Lương lo lắng bày tỏ.

Là xã đầu tiên được công nhận đạt chuẩn NTM của thị xã Kỳ Anh (cuối năm 2016), cơn bão số 10 (2017) đã làm nhiều tiêu chí của xã Kỳ Hưng có nguy cơ rớt chuẩn, trong đó tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu và vườn mẫu là nỗi lo hàng đầu. Xã có 10 vườn mẫu, nhưng các khu vườn không còn đảm bảo các tiêu chí; hàng chục vườn hộ khác có thu nhập khá cao trước đây nay cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Đất nhiễm mặn, Kỳ Hưng gặp khó trong xây dựng vườn mẫuMột số khu vườn đang hoang tàn do nước mặn xâm nhập

Ông Nguyễn Đình Tài - Chủ tịch UBND xã Kỳ Hưng cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Kỳ Hưng trong thời gian qua là huy động mọi nguồn lực để khôi phục lại tiêu chí vườn mẫu. Tuy nhiên, mấu chốt là cho đến nay đất đai vẫn còn nhiễm mặn. Chưa kể đến nguy cơ tái nhiễm mặn vì những đợt triều cường mới trong các mùa mưa bão tới trong khi tuyến đê Hoàng Đình - lá chắn duy nhất che chắn cho gần 100% diện tích của xã, hiện đang bị xuống cấp. Vì vậy để thực hiện được nhiệm vụ này là hết sức khó khăn.

“Hiện tại, trong lúc chờ đất đai phục hồi và tuyến đê Hoàng Đình được nâng cấp, xã đang chỉ đạo người dân duy trì phát triển kinh tế vườn bằng cách tiến hành trồng cây khoai lang và một số loại cây chịu phèn, chịu mặn… nhằm cải thiện thu nhập trước mắt” - Chủ tịch UBND xã Kỳ Hưng Nguyễn Đình Tài cho biết thêm.

 Theo Vũ Viễn/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập124
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm122
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại830,877
  • Tổng lượt truy cập92,004,606
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây