Học tập đạo đức HCM

Đồng hành cùng trẻ em dân tộc Chứt đến trường

Thứ bảy - 26/08/2017 19:12
Nhiều năm qua, những người lính BĐBP Hà Tĩnh luôn là người bạn đồng hành của trẻ em dân tộc Chứt, bản Rào Tre, xã Hương Liên. Nhờ sự vào cuộc tích cực của các anh, tất cả trẻ em trong bản đều được đến trường như bạn bè trang lứa. Đây là cơ hội để các em hòa nhập cộng đồng, bắt kịp với đời sống văn hóa, tinh thần của người Kinh.
cw2u_1a
Thiếu tá Nguyễn Văn Thiên, Tổ trưởng Tổ công tác Rào Tre, Đồn BP Bản Giàng, BĐBP Hà Tĩnh đến từng nhà kèm học cho các em học sinh người Chứt. Ảnh: Hoài Thương

Bản Rào Tre có 41 hộ đồng bào dân tộc Chứt với 146 nhân khẩu đang sinh sống, trong đó có 46 em trong độ tuổi đến trường. Ngoài 12 học sinh học trường Dân tộc nội trú ở thị trấn Hương Khê thì có 16 em mầm non, 18 em học tiểu học ở trong xã.

Đối với trẻ em nơi đây, việc nhận biết từng lối đi, theo dấu vết từng con thú thì dễ dàng, nhưng việc nhận biết mặt chữ, con số vô cùng khó nên nảy sinh tâm lý chán học. Việc vận động các em đến trường đối với các thầy, cô giáo và các chiến sĩ Biên phòng ở đây là một điều không dễ. Đặc biệt, từ khi trường Dân tộc nội trú Hà Tĩnh không tuyển học sinh tiểu học thì việc duy trì sự chuyên cần của các em lại càng trở nên khó khăn. Chính vì thế, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Hà Tĩnh mà trực tiếp là Tổ công tác cắm bản Rào Tre, Đồn BP Bản Giàng phải luôn đồng hành, theo sát nhắc nhở, đôn đốc việc học của các em.

Mỗi buổi sáng sớm, khi cả bản còn đang chìm trong giấc ngủ thì Thiếu tá Nguyễn Văn Thiên, Tổ trưởng Tổ công tác Rào Tre phải đến từng nhà, gõ cửa gọi các em dậy, hướng dẫn các em vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, chuẩn bị đồ dùng học tập và sách vở. Trước lúc đi, anh phải thủ sẵn trong túi mấy cái kẹo hoặc cầm thêm cái roi để tùy tình hình, anh phải dỗ kẹo hoặc đưa roi ra dọa, chúng mới chịu dậy.

Những em nhỏ học mầm non sẽ được các chú BĐBP chở đến điểm trường cách bản 3km. Còn những cháu lớn hơn thì đến Tổ công tác nhận áo mưa, xe đạp rồi tự đi học. “Mình còn phải đi cùng chúng tới tận trường rồi mới về. Chứ nhiều khi, mấy đứa ham chơi, không vào trường mà đạp xe đi chơi hoặc quay về nhà ngủ tiếp. Ngày nào, mình ốm đau hay bận việc, không đi gọi từng đứa được thì y như rằng, ngày đó, các em lại không tới lớp” - Anh Thiên chia sẻ.

Các anh cũng là người tập xe, sửa xe, chăm lo từng tấm áo, viên thuốc cho các em khi ốm đau; thường xuyên kiểm tra, giám sát để các cháu không theo bố mẹ, anh chị vào rừng. Dù đã được nâng cao nhận thức, nhưng người Chứt vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng việc học hành của con cái. Ngay cả bản thân họ cũng không tự giác lao động, tự chủ trong cuộc sống nói gì đến chuyện chăm lo, đôn đốc việc học của con. Đa phần đồng bào cứ ngủ đã đời đến khi mặt trời lên cao mới thức dậy.

Một số thành viên có ý thức dậy sớm đi làm thuê bên ngoài thì lại bị rượu chè cám dỗ, trở về nhà trong tình trạng lướt khướt, say mèm. Bởi vậy, trách nhiệm đến nhắc nhở, gọi các cháu đi học mỗi sáng và đến kèm cặp, dạy học mỗi tối đều do lực lượng BĐBP cắm bản ở đây đảm nhận. Các anh trở thành cầu nối giữa nhà trường với bố mẹ các em, thậm chí thay bố mẹ đi họp phụ huynh và chịu trách nhiệm trước việc học hành của chúng.

Học sinh dân tộc Chứt đã được Đảng, Nhà nước và các cấp ngành quan tâm, miễn toàn bộ học phí, sách vở, hỗ trợ thêm tiền ăn trưa tại trường, nhưng BĐBP vẫn phải làm cầu nối với các nhà hảo tâm hỗ trợ thêm gạo, sữa và đồ dùng học tập thiết yếu để đảm bảo điều kiện tối thiểu nhất cho các em đến trường.

s3lb_3a
Trước thềm năm học mới, cán bộ, chiến sĩ trong Tổ công tác Rào Tre tranh thủ sửa lại xe đạp chuẩn bị cho các em học sinh đến trường. Ảnh: Hoài Thương

Cô Nguyễn Thị Thanh Toàn, giáo viên Trường Tiểu học Hương Liên cho biết: “Nhờ BĐBP, chúng tôi không phải dậy sớm vượt đường rừng để đưa đón các cháu đi học. Việc cùng ăn, cùng ở, cùng làm của bộ đội với dân bản là cơ sở thuận lợi để vận động trẻ dân tộc đến lớp”.

Điều làm anh Thiên và những người lính cắm bản ở đây có thêm động lực là dưới sự đôn đốc tận tình của các anh, hàng chục học sinh người Chứt đã dần hình thành sự tự giác, chăm chỉ tới lớp. Anh Thiên còn chia sẻ thêm: “Nhớ lại những ngày đầu khi BĐBP Hà Tĩnh phát hiện và đưa người Chứt về định cư ở bản Rào Tre. Cả bản không có một ai biết chữ. Nhằm giúp bà con nâng cao nhận thức, hòa nhập cộng đồng, Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Tĩnh đã mở lớp dạy xóa mù chữ cho đồng bào. Một mình tôi đứng lớp hơn 30 con người, đủ mọi lứa tuổi. Chưa nói đến chuyện dạy học, việc tập trung được các thành viên tới lớp đầy đủ và ổn định trật tự đã gặp rất nhiều khó khăn. Có khi nghe thấy tiếng mình ở đầu bản là bà con lại bỏ lên rừng, gần trưa mới lò dò về vì sợ bắt đi học. Những người có mặt thì chủ yếu uống rượu say khướt, đến để nằm ngủ hoặc đứng dậy hát hò, nhảy múa. So với bố mẹ các em, việc đôn đốc các em dân tộc Chứt đến trường thuận lợi hơn rất nhiều”.

Đến nay, 100% con em đồng bào dân tộc Chứt đã được đến trường. Cơ bản các em tham gia học đều biết đọc, biết viết. Có được kết quả ấy là nhờ sự chung tay góp sức trong suốt quá trình bền bỉ bám dân, bám địa bàn của biết bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ BĐBP Hà Tĩnh.

Theo Hoài Thương/Biên phòng.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập317
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại237,656
  • Tổng lượt truy cập85,144,692
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây