Học tập đạo đức HCM

Ngư dân Xuân Yên "sáng chế" máy kéo tàu thuyền, mỗi ngày kiếm nửa triệu

Thứ hai - 08/10/2018 20:24
Từ máy cày đa chức năng cũ, ngư dân Xuân Yên, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã "sáng chế" thành chiếc máy kéo tàu thuyền khi lên bờ, xuống biển. Dịch vụ này mang lại thu nhập khá cao, mỗi ngày có thể "kiếm" từ 400 - 500 nghìn đồng.

Ngư dân Xuân Yên “sáng chế” máy kéo tàu thuyền, mỗi ngày kiếm nửa triệuVài năm trước, muốn đưa thuyền lên bờ đều phải dùng sức người

Gần chục người hì hục đẩy những chiếc thuyền xuống biển đánh cá rồi lại vất vả đưa thuyền lên bờ neo đậu khi trở về. Đó là hình ảnh của những năm trước đây ở vùng bãi ngang xã Xuân Yên. Giờ đây, ngư dân đã "sáng chế" ra những chiếc máy kéo thuyền vừa phục vụ tàu thuyền của gia đình, vừa dùng để kinh doanh dịch vụ.

Ngư dân Xuân Yên “sáng chế” máy kéo tàu thuyền, mỗi ngày kiếm nửa triệuTừ khi có máy kéo, mỗi tàu chỉ cần từ 2 - 3 người

Đang chuẩn bị dùng máy để kéo tàu lên bờ, ngư dân Trần Văn Mạnh (thôn Yên Hải) cho biết: Trước đây, mỗi lần đưa thuyền ra biển, lên bờ đều phải huy động từ 7 - 10 người khác giúp sức. Vài năm gần đây, một số người dân trên địa bàn bỏ tiền đầu tư máy kéo tàu thuyền phục vụ bà con ngư dân ở đây.

"Gần đây, tôi cũng mạnh dạn đầu tư hơn 40 triệu đồng sắm chiếc máy kéo thuyền để phục vụ gia đình và làm dịch vụ kinh doanh. Mỗi lần kéo, tôi thu 20 nghìn đồng, tính ra bình quân mỗi ngày trừ chi phí tiền dầu cũng "kiếm" được từ 400 - 500 nghìn đồng" - ông Mạnh chia sẻ.

Ngư dân Xuân Yên “sáng chế” máy kéo tàu thuyền, mỗi ngày kiếm nửa triệuMáy kéo chạy bằng bánh xích nên rất dễ dàng di chuyển trên cát

Qua tìm hiểu, người dân đi tìm mua các loại máy cày đa chức năng dùng trong sản xuất nông nghiệp. Sau đó, đem về thiết kế thêm khung sắt và máy tời để nâng đỡ tàu thuyền khi cho bánh lốp vào kéo. Do chạy bằng bánh xích dễ dàng di chuyển trên cát nên mỗi lần kéo chỉ cần vài người giữ cho thuyền khỏi chòng chành.

Máy kéo tàu thuyền xuất hiện trên địa bàn xã Xuân Yên khoảng 2 - 3 năm lại nay. Hiện toàn xã có 12 chiếc máy được bố trí tại các bến bãi. Mỗi bến có từ 2 - 3 máy kéo thuyền phục vụ nhu cầu của bà con ngư dân ở đây.

Ngư dân Xuân Yên “sáng chế” máy kéo tàu thuyền, mỗi ngày kiếm nửa triệuMáy được ngư dân "chế tạo" lại từ máy cày đa chức năng cũ

Ngư dân Xuân Yên “sáng chế” máy kéo tàu thuyền, mỗi ngày kiếm nửa triệuThiết kế thêm máy tời để nâng đỡ tàu thuyền lên xuống khi cần thiết

Ngư dân Hồ Văn Thanh ở thôn Yên Lợi cho hay: Trước khi chưa có máy kéo, sau một đêm lênh đênh trên biển trở về, người mệt mỏi lại phải vận chuyển thuyền lên bờ nên đôi lúc gần như kiệt sức. Mặc dù phải trả tiền thuê dịch vụ kéo nhưng ngư dân ở đây ai cũng hài lòng bởi vì "khỏe" hơn trước nhiều.

Máy kéo không chỉ đơn thuần đưa tàu thuyền lên xuống biển mà còn dùng để vận chuyển hải sản lên bờ . Đặc biệt, vào những ngày mưa bão, máy kéo được huy động tối đa để kéo các tàu thuyền vào sâu trong làng nhằm tránh thiệt hại do bão tố, sóng biển gây ra.

Ngư dân Xuân Yên “sáng chế” máy kéo tàu thuyền, mỗi ngày kiếm nửa triệuDịch vụ kéo thuyền mỗi máy cho thu nhập từ 400 - 500 nghìn đồng/ngày

Sử dụng máy để kéo tàu thuyền lên bờ ở Xuân Yên (Nghi Xuân) thực sự rất phù hợp cho các vùng bãi ngang ven biển Hà Tĩnh. Bởi ở đây chủ yếu tàu thuyền công suất nhỏ nên không có chỗ neo đậu. Mỗi lần đi biển về đều phải kéo thuyền lên cách bờ vài chục mét để đảm bảo an toàn. Không những thế, đây còn là dịch vụ mang lại thu nhập khá cao cho người dân.

Ngư dân Xuân Yên “sáng chế” máy kéo tàu thuyền, mỗi ngày kiếm nửa triệuMáy kéo thuyền còn góp phần đảm bảo an toàn cho tàu cá vào mùa mưa bão

Theo ông Nguyễn Viết Hùng - Trưởng phòng Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản - Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, "sáng kiến" của bà con ngư dân ở xã Xuân Yên rất hay, các địa phương có vùng biển ngang nên khuyến khích ngư dân xem xét học hỏi để nâng cao thu nhập, đặc biệt là góp phần đảm bảo an toàn cho tàu cá vào mùa mưa bão.

Theo Hữu Trung/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập443
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại93,941
  • Tổng lượt truy cập88,772,275
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây