Cá thu nướng ở Xuân Hội được khách hàng ưa chuộng.
Cơ sở thu mua, chế biến hải sản Hiền Ngân ở thôn Hội Thái được xem là lớn nhất nên hầu như khi nào cũng tấp nập người vào ra mua, bán. Anh Nguyễn Xuân Hiền - chủ cơ sở cho biết: Trước đây, cơ sở của anh phải đi thu mua các loại hải sản ở khắp nơi, nhất là cá thu phải đến tận các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An về bán sỉ, lẻ cho khách hàng. Nhưng từ khi những con tàu vỏ thép ở Xuân Hội mang sản phẩm cá thu từ đại dương trở về, anh mạnh dạn đầu tư tủ cấp đông hơn 80 m3, trị giá gần 500 triệu đồng.
Từ ngày đầu tư tủ cấp đông, anh trữ được hàng chục con cá thu loại 5-7 kg/con để bán dần cho khách hàng. Mang lại hiệu quả cao vẫn là cá thu nướng. Những con cá thu tươi ngon được xẻ thịt, cắt thành miếng đều nhau rồi nướng bằng than.
Tính ra, một con cá thu khoảng 5 kg khi nướng chỉ còn gần 4 kg. Do hao hụt nên cá nướng sẽ được tính thêm từ 10 - 12 giá so với cá tươi. Những miếng cá thu nướng rất được người dân ưa chuộng vì dễ bảo quản, lại thơm ngon, mỗi kg giá từ 300 - 400 nghìn đồng. Có ngày cơ sở của anh nướng 4-5 tạ cá thu để xuất khẩu sang Trung Quốc.
Một con cá thu đạt yêu cầu là mắt còn sáng, thịt trắng.
Để cá thu nướng được thơm ngon thì theo chị Phùng Thị Tuyền - chủ cơ sở thu mua và chế biến hải sản Dũng Tuyền ở thôn Hội Thành 1, yêu cầu đầu tiên là cá phải tươi. Để mua được cá tươi, các hộ làm nghề phải đặt hàng trước cho các tàu vỏ thép. Một con cá thu đạt yêu cầu là mắt còn sáng, thịt trắng. Cá đã ươn thì nướng lên thịt sẽ bở, không có mùi thơm.
Để miếng cá không bị cháy, dính gỉ sắt, người nướng cá ở Xuân Hội còn có một bí quyết riêng. Trước khi nướng, họ sẽ cho thanh thép vào ống đu đủ hoặc lá dừa đã rửa sạch xung quanh thanh sắt. Những thanh sắt này sau đó sẽ được xếp ngay ngắn lên bếp than đỏ rực. Người nướng chỉ việc xếp các miếng cá lên và trở đều tay.
Xuân Hội là địa phương có nhiều tàu vỏ thép nhất tỉnh được đóng theo Nghị định 67/NĐ-CP của Chính phủ. Những con tàu hàng ngày rẽ sóng vươn khơi tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ đánh bắt “độc” cá thu. Hàng tấn cá thu tươi rói của ngư dân Xuân Hội có giá trị kinh tế cao.
Anh Trần Quốc Bình - thuyền trưởng một tàu vỏ thép cho biết: “Từ ngày sở hữu con tàu vỏ thép, mang về nhiều cá thu, bà con ngư dân Xuân Hội hết sức phấn khởi bởi có thêm một “đặc sản” mới từ biển cả. Nhưng điều quan trọng hơn đó là nhiều cơ sở thu mua, chế biến cá thu có thêm thu nhập đáng kể”.
Trước đây, các tàu thuyền đều mang hàng sang tận cảng Cửa Hội (Nghệ An) để tiêu thụ bởi dịch vụ hậu cần nghề cá ở đây phát triển mạnh, sức tiêu thụ cao nên rất dễ bán. Nhưng vài năm gần đây, ở Xuân Hội đã hình thành nhiều điểm thu mua cá thu và nghề nướng cá thu mang lại thu nhập cao nên sản phẩm của ngư dân hầu hết được tiêu thụ tại đây.
Các cơ sở thu mua, chế biến hải sản ở Xuân Hội, đặc biệt là sản phẩm cá thu nướng đang dần phát triển. Song, về lâu dài thì sản phẩm cá thu nướng rất cần được xây dựng thương hiệu, đóng gói cẩn thận, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để có thể đến được với khách hàng gần xa.
Theo Hữu Trung/Báo Ha Tinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã