Học tập đạo đức HCM

Trắng tay sau bão, người NTTS Hà Tĩnh tất tả khôi phục sản xuất

Thứ bảy - 16/09/2017 23:21
Mặc dù đã thực hiện phòng chống cẩn thận nhưng sức tàn phá khủng khiếp của bão số 10 đã đẩy hàng trăm hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh trắng tay sau bão. Vượt lên khó khăn, mất mát, bà con đang nỗ lực khắc phục thiệt hại để tiếp tục tái sản xuất.

Trắng tay sau bão

Đứng trên bờ đê Hộ Độ nhìn xuống, toàn bộ vùng đầm nuôi trồng thủy sản của xã Hộ Độ (Lộc Hà) và Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) vẫn còn rõ dấu tích của cơn bão vừa xảy ra. Thất thần nhìn những ao nuôi tôm bị sóng bão san phẳng bờ bao, anh Nguyễn Chiêu Dương (xã Hộ Độ) vẫn chưa tin nổi mất mát của mình sự thật. 60 vạn tôm giống mà anh vừa thả được gần 1 tháng, nay đã bị cuốn trôi theo bão!.

trang tay sau bao nguoi ntts ha tinh tat ta khoi phuc san xuat

Hộ nuôi trồng thủy sản Nguyễn Chiêu Dương (Hộ Độ - Lộc Hà) khắc phục hậu quả sau bão

Anh Dương chia sẻ: “Bão ập vào là nước dâng trở tay không kịp. Bao công sức, tiền của chỉ sau mấy tiếng đồng hồ đã bị cuốn bay. Chỉ tính riêng thiệt hại về tôm giống, gia đình tôi mất trắng 300 triệu đồng. Đấy là chưa kể đến hệ thống thiết bị điện, máy móc, bờ đê, nhà ở cho công nhân cũng bị hư hỏng nặng”.

Tình cảnh bi đát của anh Dương cũng là tình trạng chung của hàng trăm hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Có mặt tại khu vực hồ nuôi xã Kỳ Nam, Kỳ Phương (Thị xã Kỳ Anh), chúng tôi chứng kiến cảnh công nhân Công ty Growbest đang tất tả đi khắp khu vực hồ nuôi để tìm kiếm máy bơm bị sóng đánh bật.

trang tay sau bao nguoi ntts ha tinh tat ta khoi phuc san xuat

Ông Phan Trọng Tài - bảo vệ Công ty Growbest chưa hết bàng hoàng, xót xa khi nói về những thiệt hại do bão số 10 gây ra

Vẫn chưa hết bàng hoàng, bác Phan Trọng Tài, bảo vệ công ty kể: “10h trưa bão vào cũng là lúc sóng bắt đầu dâng ngập các hồ. Tôm cứ thế mà theo dòng nước trôi ra biển. Lúc ấy, ai nấy đều lo sợ nên chạy trốn bão. Giờ nghĩ lại mà thấy tiếc đứt ruột”.

Theo báo cáo nhanh của Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, toàn tỉnh có 3.054 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 10, trong đó thiệt hại nặng nề nhất là các huyện: Kỳ Anh (450 ha), thị xã Kỳ Anh (450 ha), Cẩm Xuyên (400 ha). Tổng sản lượng hiệt hại ước tính khoảng 1.537 tấn tôm, 1.500 tấn cá, 1.200 tấn nhuyễn thể.

Số lồng bè bị hư hỏng khoảng 100 cái. Ngoài ra, hàng trăm máy phát điện, máy bơm, cơ sở vật chất hạ tầng ao nuôi cũng bị bão tàn phá hư hỏng nặng, thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Anh Đặng Văn Thành, phụ trách Công ty Growbest cho biết: Chúng tôi có 3 ha tôm loại 70 – 80 con/kg, (trọng lượng ước đạt 60 tấn), 13 ha tôm trọng lượng 100 – 120 con/kg và 5ha tôm giống mới thả bị cuốn trôi theo cơn bão số 10. Ngoài ra, hệ thống bạt lót, máy phát điện máy bơm bị hư hỏng hoàn toàn; trụ sở văn phòng công ty cũng bị bão đánh tốc mái. Tổng thiệt hại ước tính hơn 25 tỷ đồng.

trang tay sau bao nguoi ntts ha tinh tat ta khoi phuc san xuat

Một hồ tôm ở Thạch Hạ - TP Hà Tĩnh bị sóng đánh vỡ bờ ao nuôi

Làm lại từ đầu

Dù vẫn chưa hết bàng hoàng sau khi cơn bão đi qua nhưng để sớm ổn định sản xuất, ngay sau khi gió lặng, các hộ nuôi trồng thủy sản đã bắt tay vào khắc phục hậu quả. Chị Trần Thị Lợi (xã Cẩm Hòa, Cẩm Xuyên) cho biết: “Mất trắng rồi, phải làm lại từ đầu thôi! Ngay trong sáng nay, chúng tôi đã cho anh em đi tìm kiếm, thu gom những vật dụng, máy móc bị bão cuốn đi. Bờ đê bị sóng đánh vỡ cũng đang được đắp lại. Hệ thống máy bơm, hệ thống lót bạt bị hư hỏng cũng đã được tính toán khắc phục lại, nhưng khổ nhất bây giờ là kinh phí”.

Tại khu vực hồ nuôi tôm của Công ty Growbest, sau khi thu dọn hiện trường tan hoang mà bão để lại, các hộ nuôi đang tập trung xử lý môi trường. Anh Đặng Văn Thành, phụ trách Công ty cho biết: “Để xử lý môi trường một cách đảm bảo thì bắt buộc phải sắm mới hệ thống máy phát điện, máy bơm lọc nước mặn... Phải cần ít nhất nửa tháng chúng tôi mới khắc phục xong hậu quả mà bão số 10 gây ra. Mất mát lần này là quá lớn, nhưng chúng tôi sẽ khắc phục để nuôi lại trong thời gian sớm nhất”.

Liên quan đến công tác khắc phục hậu quả đối với các hộ nuôi trồng thủy sản, ông Lê Ngọc Hà - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Sau bão, chúng tôi đã kịp thời xuống tận cơ sở để thống kê thiệt hại, hướng dẫn bà con sửa lại ao đầm, xử lý môi trường để tiếp tục cho vụ nuôi khác trong thời gian sớm nhất. Các hộ dân cũng xác định, nuôi trồng thủy sản là nghề của mình nên tuy có mất mát nhưng họ cũng không nản chí. Chắc chắn, sau bão, người dân lại tiếp tục khắc phục, sửa chửa ao hồ, tái đầu tư nuôi khi điều kiện cho phép. Chúng tôi sẽ đồng hành, giúp đỡ người dân để họ tiếp tục tái sản xuất”.

Theo ghi nhận của phóng viên, hầu hết các hộ nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do bão số 10 gây ra đều muốn được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để tiếp tục tái sản xuất, có tiền trả nợ và ổn định cuộc sống. Ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: “Thiệt hại từ vụ NTTS này là rất lớn. Có những hộ thiệt hại ở bão số 2, mới đầu tư tái sản xuất thì nay lại gặp bão số 10. Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng tinh thần các hộ nuôi vẫn không nản chí. Hy vọng Nhà nước sẽ có chính sách thể hỗ trợ bà con về vốn, tư liệu để họ tái sản xuất”.

Theo Trâm Ngọc Thu/Báo Hà Tĩnh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập190
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm188
  • Hôm nay36,030
  • Tháng hiện tại811,308
  • Tổng lượt truy cập91,985,037
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây