Học tập đạo đức HCM

Trang trại tiền tỷ của nông dân 8X

Thứ tư - 31/07/2013 20:52
Nói đến anh Dương Danh Đức, thôn Quyết Tiến, xã Thạch Xuân (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bà con trong thôn ai cũng biết. Mới 28 tuổi, anh đã có trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

 

Anh Đức kể, ban đầu anh xin nhận lại bãi đất hoang xã không sử dụng để cải tạo. Trước khi làm, anh đến một số trang trại của các xã bạn học hỏi kinh nghiệm nhưng mỗi nơi mỗi khác, không thể áp dụng giống như họ đã làm. Sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, anh quyết định đầu tư trang trại với diện tích 6ha, chủ yếu là nuôi vịt, cá. “Khi đó vốn chưa có nhiều, lại thiếu kinh nghiệm nên tôi chỉ làm nhỏ thôi”- anh Đức kể. 
Anh Đức giới thiệu trang trại của mình.
Anh Đức giới thiệu trang trại của mình.

Khi đã có kinh nghiệm, anh vay ngân hàng mua thêm vịt, mở rộng hồ nuôi cá, mua thêm bò mẹ về nuôi. Nhưng đúng lúc này, dịch cúm gia cầm bùng phát, toàn bộ vịt cũng như trứng không bán được. Một số trang trại bán tống bán tháo đàn gia cầm, nhưng anh vẫn nuôi chờ bệnh dịch sớm qua. Nhưng, dịch kéo dài hơn anh nghĩ. Không có vốn xoay vòng, anh phải bán bớt 10 con bò mẹ vừa mua, chỉ để lại 3 con để nuôi. Mặt khác, anh vay lúa của anh em họ hàng cho vịt ăn. Tiền nợ ngày càng nhiều, nhiều lúc anh có ý định bỏ trang trại để đi xuất khẩu lao động. Nhưng được gia đình động viên, anh đã quyết tâm gây dựng lại trang trại.

Sau thất bại, anh nhận thấy mình thiếu rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi, nhất là về thú y. Anh dành thời gian tham gia các lớp tập huấn thú y do Hội ND tổ chức. Có kiến thức, anh tự tin thế chấp ngôi nhà đang ở để vay vốn tiếp tục con đường làm giàu của mình. 

Năm 2006, anh nhận thêm 16ha đất rừng của xã để trồng keo lá tràm kết hợp với nuôi bò, lợn rừng… Trời đã không phụ công anh, trang trại của anh ngày càng phát triển. Bây giờ anh đã có trong tay trang trại hơn 21ha, trong đó có 15ha trồng keo lá tràm, diện tích còn lại anh nuôi vịt, gà, lợn rừng, bò, cá. 

Anh dự định sẽ mở rộng trang trại để nuôi thêm các vật nuôi sinh lời nhanh nhưng vẫn chưa “bật mí” là nuôi con gì. “Lúc nào mình thành công, sẽ mời các bạn tới tham quan”- anh cười chia sẻ. 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập337
  • Hôm nay22,987
  • Tháng hiện tại201,554
  • Tổng lượt truy cập90,264,947
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây