Từ chăn nuôi hươu, trâu bò và đồng áng, mỗi năm gia đình chị Phùng Thị Tân ở xã Sơn Giang có mưc thu nhập trên 200 triệu đồng
Để thoát khỏi cảnh đói nghèo, năm 2004, chị Phùng Thị Tân ở thôn 6, xã Sơn Giang bắt tay vào đầu tư chuồng trại để nuôi 5 con hươu. Kể từ ngày đó, đời sống của gia đình anh chị đã dần đi vào ổn định và vươn lên khấm khá. Nhận thấy rõ lợi nhuận từ loài vật nuôi đặc biệt này, năm 2016 chị Tân đã tiếp tục đầu tư thêm 50 triệu đồng để mở rộng quy mô chuồng trại và đây được xem là hướng làm đúng.
Chị Tân cho biết: “Hiện nay, gia đình tôi đang có 19 con hươu, mỗi năm bán nhung được hơn 50 triệu đồng, bán con giống được hơn 110 triệu đồng. Ngoài ra, để tăng têm thu nhập, chúng tôi còn nuôi 4 con trâu bò, và làm một 1,2 mẫu ruộng để cung cấp lương thực cho gia đình và đảm bảo nguồn thức ăn cho vật nuôi. Trong quá trình đầu tư làm ăn, chúng tôi luôn được các cấp hội phụ nữ đồng hành, động viên, cho vay vốn nên đã vơi bớt khó khăn, vất vả...”
Mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi của chị Trần Thị Lợi (áo xanh) ở xã Hương Thủy mỗi năm cho thu nhập hơn 300 triệu đồng
Với quyết tâm vươn lên làm giàu chính đáng, chị Trần Thị Lợi ở thôn Bình Thủy đã tận dụng lợi thế vườn đồi để trồng 500 gốc cam, 200 gốc chanh, vài sào chè và nuôi 500 con gà, 2 con trâu bò. Qua đó, mỗi năm gia đình chị có được nguồn thu trên 300 triệu đồng, thừa trang trải cuộc sống hàng ngày để tích góp làm giàu.
Chị Đoàn Thị Hồng Thuần - Chủ tịch Hội phụ nữ Sơn Thủy cho biết: Hiện nay, toàn xã Sơn Thủy có 45 mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ có thu nhập trên 100 triệu đồng trở lên và hàng trăm mô hình có thu nhập từ 50 - dưới 100 triệu đồng. Tiêu biểu trong số này có thể kể đến: mô hình kinh tế trang trại của chị Đoàn Thị Niên 500 triệu đồng/năm; mô hình kinh tế tổng hợp của chị Đoàn Thị Hà cho thu nhập trên 500 triệu đồng/năm; mô hình trồng cam kết hợp nuôi gà của chị Đỗ Thị Hiền cho thu nhập 250 triệu đồng/năm...
Cán bộ các cấp phụ nữ đến động viên, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với hội viên làm kinh tế giỏi tại xã Sơn Hà
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, để giúp đỡ chị em thoát nghèo, có thêm nguồn lực đầu tư làm ăn, các cấp hội phụ nữ ở Hương Sơn đã nhận ủy thác với các tổ chức tín dụng để cho hàng ngàn lượt hội viên vay vốn với tổng dư nợ hiện nay đạt 365.312 triệu đồng. Ngoài ra, chị em phụ nữ ở Hương Sơn cũng đã được tạo điều kiện để thành lập được 141 tổ hợp tác các loại và 7 hợp tác xã để làm ăn bền vững, tăng cường sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau...
Nhờ vậy, hiện nay ở Hương Sơn đã có 354 mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ có mức thu nhập trên 100 triệu đồng/năm và hàng trăm mô hình khác mới thành lập đang dần ổn định và bắt đầu cho thu nhập. Nhìn chung, các mô hình này đang làm ăn hiệu quả, có tính bền vững cao, có sức lan tỏa lớn...
Theo Tiến Dũng/Bao ha Tinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã