NHNN chi nhánh Hà Tĩnh cho biết, tính đến ngày 30/6/2018, dư nợ đạt 40.584 tỷ đồng, tăng 7,16% so với cuối năm 2017. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch phù hợp với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Mô hình trồng cam ở huyện Vũ Quang - Hà Tĩnh |
Theo đó, dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55 của Chính phủ đạt 19.840 tỷ đồng, chiếm 48,91% tổng dư nợ toàn địa bàn. Dư nợ cho vay nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 1.226,2 tỷ đồng với 5 khách hàng có dư nợ, trong đó dư nợ cơ cấu lại là 219,85 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã chủ động chỉ đạo NHNN chi nhánh và các TCTD trên địa bàn 4 tỉnh Miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn. Tại Hà Tĩnh, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 458 khách hàng với số tiền 118,26 tỷ đồng; miễn, giảm lãi 1,06 tỷ đồng cho 319 khách hàng; cho vay mới 1.841 khách hàng với số tiền 134,75 tỷ đồng.
Đối với cho vay theo Nghị định 67, thời gian qua, UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt đóng mới 21 tàu, nhưng các NHTM mới tiếp nhận được 16 bộ hồ sơ đề nghị vay vốn và đã ký hợp đồng cho vay 11/16 tàu với tổng số tiền cho vay gần 163 tỷ đồng, đồng thời từ chối cho vay 5 tàu do không đủ điều kiện (Vietcombank Hà Tĩnh). Đến nay, dư nợ còn 153,89 tỷ đồng.
Theo ĐN/thoibaonganhang.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã