Học tập đạo đức HCM

Thêm 4 điều có thể học từ người Nhật

Thứ tư - 11/01/2012 07:07
Tại sao nước Nhật nhỏ bé với rất ít tài nguyên thiên nhiên lại trở thành một nền kinh tế hùng mạnh khiến mọi quốc gia khác phải kiêng nể? Câu trả lời nằm trong phong cách làm việc của họ: Độc đáo, khác biệt và hiệu quả. Ở đó có những bài học rất quý giá cho bất kỳ ai muốn thành công
Chiều theo và tôn trọng quyết định của nhóm
 
Nhật Bản là một xã hội luôn nhấn mạnh “Chúng tôi” thay vì “Tôi”. Các quyết định quan trọng thường được thảo luận và chỉ khi có sự nhất trí thì mới được đưa ra. Cũng vì mọi kết quả đều là sự nỗ lực của cả một tập thể nên sẽ là không phù hợp khi khen ngợi một cá nhân cụ thể. 
 
Chúng ta học được gì từ đó? 
 
Thành công là nỗ lực của cả nhóm. Không ai có thể tự thành công. Người Nhật hiểu rõ điều này và nhấn mạnh việc cần phải có mọi người làm việc cùng nhau. Họ ưu tiên một quy trình thảo luận mang tính hợp tác mà đôi khi có thể chậm chạp, nhưng cuối cùng, nó sẽ đảm bảo được rằng tất cả mọi người đều có tiếng nói và đều chung một nhịp.
 
Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào? 
 
Một trong những yếu tố then chốt khi ngoại giao là lắng nghe người khác. Người phương Tây thường quen với việc chỉ ra một vị lãnh đạo sẽ đưa ra các quyết định và nói những người khác cần phải làm gì. Hình thức hoạt động từ trên xuống này không tính đến việc vị lãnh đạo đó cần sự cộng tác của những thành viên cấp cao khác để tiến hành công việc một cách trôi chảy. Người Nhật dường như hiểu được điều này. Họ luôn đảm bảo mọi phần thưởng được chia đều giữa các thành viên, như thế không làm nảy sinh sự ghen tị, so đo.
 
Hãy nhớ không dành lời khen cho riêng một người nào, và bạn sẽ thành công như người Nhật.
 
Học cách nói giảm nói tránh
 
Người Nhật luôn chủ động hạn chế những tình huống đối đầu, vì thế lời nói và phép tắc giao tiếp của họ được kết hợp nhằm tránh gây hiềm khích đồng nghiệp cũng như đối tác.
 
Thay vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật thường gợi ý nhẹ nhàng, nói bóng gió. Đôi lúc, họ nói một cách rõ ràng hơn nhưng càng cẩn trọng để không làm người khác bị phật ý hay tức giận.
 
Chúng ta học được gì từ đó? 
 
Văn hóa công sở Nhật Bản nhấn mạnh sự tôn trọng và nhã nhặn. Họ sẽ tìm mọi cách để thể hiện rằng họ đang không áp đặt ý chí của bản thân lên những người khác.
 
Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào? 
 
Để biết cách chỉ ra sự khác biệt giữa cử chỉ lịch sự và biểu hiện sự không quan tâm, bạn cần phải dành thời gian lắng nghe một cách cẩn thận những sắc thái trong lời nói. Hãy tinh tế nhận ra những dấu hiệu của sự không hài lòng trước khi mọi chuyện trở nên tệ hại.
 
Đúng giờ là thể hiện sự tôn trọng
 
Giới công sở xứ hoa anh đào đặt nặng giá trị của kao, tức là thể diện. Khái niệm “thể diện” bao gồm niềm tự hào cá nhân, danh tiếng và địa vị xã hội. Bất kỳ một hành động nào có thể khiến cho người nhận bị mất mặt sẽ bị coi là độc hại trong môi trường công sở, và sẽ bị cực lực phản đối.
 
Để giữ được thể diện, bạn phải học cách thể hiện lòng tôn trọng cao nhất. Cách đơn giản nhất là đến đúng giờ đối với bất kỳ cuộc hẹn nào. Người Nhật thường đến sớm một chút.
 
Chúng ta học được gì từ đó? 
 
Có nhiều thứ mà người phương Tây đã bị “tê” trong khi ở những nơi khác lại coi là quan trọng. Thời gian là một trong số đó. 
 
Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào? 
 
Đúng giờ là một thói quen mà tất cả chúng ta cần phải rèn luyện. Vì thế, hãy sắp xếp lịch trình một cách hợp lý.
 
Duy trì liên lạc
 
Ở Nhật Bản, việc gọi điện và hẹn gặp sẽ được đánh giá cao hơn rất nhiều so với gửi thư, fax hay email. Dành thời gian riêng để tiếp xúc trực tiếp được xem là dấu hiệu của sự tôn trọng bên kia.
 
Người Nhật cũng coi trọng các mối quan hệ làm ăn lâu dài, vì vậy khi làm việc ở đây, cần phải biết cách duy trì việc liên lạc qua lại, hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp. 
 
Chúng ta học được gì từ đó? 
 
Người Nhật đã đưa việc làm quen và tạo dựng mối quan hệ lên một tầm mới bởi họ hiểu được giá trị của chúng.
 
Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào? 
 
Nhiều người trong chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc tiếc thời gian khi cố gắng giữ liên lạc với người khác. Chúng ta hạn chế tối thiểu việc phải trao đổi thư từ và đôi khi điều đó thể hiện trong sự thiếu bền chặt của các mối quan hệ.
 
Hãy noi gương người Nhật, hãy quan tâm hơn tới việc phải luôn “giữ ấm” cho mọi mối quan hệ và thể hiện được rằng bạn luôn sẵn sàng kết nối.
 
Phước Đại
Theo Askmen
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập246
  • Hôm nay19,234
  • Tháng hiện tại401,257
  • Tổng lượt truy cập90,464,650
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây