Học tập đạo đức HCM

55 năm ngày truyền thống ngành Lâm nghiệp Việt Nam (28/11/1959 - 28/11/2014) Để rừng xanh mãi…

Thứ năm - 27/11/2014 01:07
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác “trồng cây, gây rừng”, các thế hệ CBCNV ngành Lâm nghiệp Hà Tĩnh luôn đoàn kết, sáng tạo và giành nhiều thành tựu trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, góp phần quan trọng bảo vệ đa dạng sinh học, xóa đói giảm nghèo.

Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung bộ với tiềm năng và lợi thế về rừng rất lớn (chiếm 60% diện tích tự nhiên). Tài nguyên thiên nhiên phong phú, tính đa dạng sinh học cao với nhiều loại động, thực vật quý, hiếm. Với 18 đơn vị nhà nước và hàng chục ngàn hộ, doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực: quản lý, bảo vệ, sản xuất, khai thác, chế biến, sử dụng rừng, Hà Tĩnh đã khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để biến rừng thành “vàng”.

Để rừng xanh mãi…

Công nhân Công ty Cao su Hà Tĩnh khai thác mủ.

Những năm qua, ngành lâm nghiệp đã có những đổi mới từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng đồng. Từ chỗ khai thác rừng tự nhiên là chính, nay chuyển sang khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng; coi trọng mục tiêu phòng hộ môi trường sinh thái kết hợp với kinh tế. Chính vì vậy, những năm gần đây, diện tích rừng ngày càng tăng nhanh, bình quân mỗi năm có 7.000-8.000 ha rừng được trồng mới và phục hồi nhờ khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, đưa độ che phủ rừng từ 32% (năm 1992) lên 52% (năm 2013). Nghề rừng đã thu hút hàng vạn lao động, hàng ngàn hộ nông dân tham gia bảo vệ và phát triển. Đến nay, có hơn 115.402 ha rừng trồng đã giao, khoán cho hơn 20.000 tập thể, hộ tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển thông qua chủ trương giao đất, khoán rừng.

Từ năm 2006 đến nay, ngành lâm nghiệp tập trung hoàn thành các quy hoạch, đề án về phát triển rừng, chế biến lâm sản, quản lý, bảo vệ rừng bền vững… để quản lý, điều hành, chỉ đạo tổ chức sản xuất, bảo vệ, phát triển rừng. Đặc biệt, thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng (dự án 661), tỉnh ta đã trồng mới hơn 76.000 ha, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh 137.000 lượt ha; bảo vệ 609.000 lượt ha. Về rừng trồng, đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ KHKT về giống như keo lai, bạch đàn U6, phi lao 701, nâng năng suất bình quân lên 15-20m3/ha/năm. Công tác quản lý giống được quan tâm và thực hiện theo chuỗi hành trình giống lâm nghiệp. Mạng lưới vườn ươm công nghiệp đã được quy hoạch và xây dựng được các nguồn giống: dó trầm (Hương Khê), lim xanh (Hương Sơn), cồng trắng…

Bên cạnh công tác phát triển rừng, ngành lâm nghiệp cũng xác định phát triển công nghiệp chế biến để thành động lực thu hút hàng ngàn hộ dân nhận đất, nhận rừng, tự vay vốn đầu tư để trồng rừng nguyên liệu. Các doanh nghiệp chế biến, sản xuất gỗ nguyên liệu xuất khẩu cũng như các cơ sở kinh doanh, chế biến sản phẩm từ gỗ tại các địa phương Hương Sơn, Hương Khê, Đức Thọ, Kỳ Anh ngày càng phát triển. Đây là những nhân tố mới trong chiến lược xã hội hóa ngành lâm nghiệp, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn lao động.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: “Lấy rừng nuôi rừng”

Khu rừng trồng tại xã Lộc Yên, Hương Khê

Với phương châm: bảo vệ rừng tận gốc, kiểm soát chặt chẽ nơi chế biến và các đầu mối cung cấp, nên các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm đáng kể. Công tác PCCCR được các đơn vị chủ rừng chủ động thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”, phòng cháy là chính. Vì vậy, những năm gần đây, số vụ cháy rừng giảm. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và thực thi đồng quản lý rừng ngày càng đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia hiệu quả vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng.

Ông Nguyễn Thanh Trúc - phụ trách Chi cục Lâm nghiệp Hà Tĩnh cho biết, mặc dù ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành quả trong quản lý, khai thác, sử dụng rừng nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; kinh tế lâm nghiệp còn hạn chế, chưa thực sự đi vào sản xuất lớn, mang tính hàng hóa… Để biến rừng thành “vàng”, ngành lâm nghiệp đang từng bước chuyển đổi cơ cấu, xây dựng mô hình sản xuất lâm nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, tăng giá trị gia tăng sản phẩm hàng hóa lâm nghiệp chủ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đến năm 2020, phấn đấu hình thành 80.000 ha rừng nguyên liệu tập trung, trong đó có 40.000 ha nguyên liệu thân, cành. Bên cạnh đó, ngành tập trung chỉ đạo đổi mới công nghệ, thiết bị, phát triển công nghiệp chế biến lâm sản theo hướng tinh, sâu; thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gắn với vùng nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm từ gỗ rừng trồng… Theo quy hoạch, đến năm 2020, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 4.041 tỷ đồng, trong đó, các sản phẩm chủ lực chiếm 80%, gồm: gỗ nguyên liệu rừng trồng 57%, cao su 23%; nâng độ che phủ rừng đạt 56%; góp phần giải quyết việc làm cho 70.000 lao động.

55 năm - đánh dấu một chặng đường xây dựng và phát triển của ngành lâm nghiệp. Bên cạnh những thành tựu đạt được, phía trước vẫn còn nhiều gian nan, thử thách, đỏi hỏi mỗi CBCNV ngành lâm nghiệp cũng như toàn xã hội cùng tiếp tục thực hiện sứ mệnh “chung tay bảo vệ rừng”. “Rừng là vàng. Nếu mình biết bảo vệ và xây dựng thì rừng rất quý” - lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu sẽ là động lực để ngành lâm nghiệp nỗ lực phấn đấu cho rừng thêm xanh...

Bá Tân- Thảo Trang
Nguồn baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập317
  • Hôm nay43,429
  • Tháng hiện tại818,707
  • Tổng lượt truy cập91,992,436
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây