Học tập đạo đức HCM

"Bệnh viện thu nhỏ", đưa niềm vui về thôn, bản

Thứ ba - 25/06/2013 23:31
Đã qua rồi thời kỳ khi mà người dân phải tự mình xuôi ngược tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình, những “mô hình bệnh viện thu nhỏ” của Sở Y tế Hà Tĩnh đã đem niềm vui đến với người dân ở từng thôn, từng bản.


Trước khi phát động phong trào toàn tỉnh Chung sức xây dựng NTM, từ những năm 2001, Sở Y tế Hà Tĩnh đã vào cuộc bắt tay làm NTM bằng cách xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã. Theo đó, trong toàn ngành phát động phong trào “Hướng tới xã hội hóa chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho mọi đối tượng nhân dân, kết hợp các chương trình phòng bệnh và chữa bệnh”.

Bà Phan Thị Ninh, Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh, cho biết: “Chúng tôi luôn chú trọng ưu tiên đầu tư từ tuyến xã, bởi đây là tuyến kỹ thuật trực tiếp, đầu tiên và gần dân nhất. Vì thế, mặc dù điều kiện kinh tế còn khó khăn song ngành luôn nỗ lực hết mình hỗ trợ phát triển mạng lưới y tế cơ sở”.

Theo bà Ninh, tính đến cuối năm 2010, toàn tỉnh đã có 235/265 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã (chiếm 89,7%), là một trong 10 tỉnh có tỷ lệ đạt chuẩn quốc gia về y tế cao của cả nước. Trong đó, đáng chú ý có 2 địa phương thuộc diện khó khăn là huyện Hương Sơn và Lộc Hà có 100% số trạm y tế xã đạt chuẩn. Tổng kinh phí được huy động để xây dựng chuẩn quốc gia y tế xã giai đoạn 2001-2010 gần 115 tỷ đồng.


Đội ngũ y, bác sỹ ngày càng được nâng cao trình độ với nhiều thiết bị khám, chữa bệnh hiện đại được trang bị về tận tuyến xã

Đội ngũ cán bộ y tế xã được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, từ 54 bác sỹ (năm 2002) lên 163 bác sỹ (năm 2010), góp phần nâng cao chất lượng phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Được biết, 2 năm trở lại nay mặc dù kinh tế vẫn còn khó khăn nhưng ngành y tế Hà Tĩnh chủ trương xây dựng tiêu chí quốc gia y tế xã gắn với xây dựng tiêu chí NTM bằng cách lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư từ nguồn vốn ODA; kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, đồng bào xa quê hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng cơ sở các trạm y tế...

Đã có rất nhiều địa phương chuẩn hóa được tiêu chí y tế nhờ nguồn hỗ trợ này, như: Tập đoàn Dầu khí hỗ trợ xã Thạch Vĩnh, Phù Việt (Thạch Hà) gần 8 tỷ; Hạm đội 7 (Mỹ) đầu tư cho Trạm Y tế Hương Thọ (Hương Sơn) 14 tỷ đồng, Xuân Lộc (Can Lộc) 7,5 tỷ đồng… Những công trình trạm y tế xã trên trở thành những “mô hình bệnh viện thu nhỏ”, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng lớn của bà con nhân dân, nhất là những nơi vùng sâu vùng xa.

Một điểm mới trong phong trào phát triển y tế cơ sở ở Hà Tĩnh nữa là mô hình quân – dân – y kết hợp ở những xã bãi ngang, vùng biên giới.

Chúng tôi đến Mai Phụ, một xã vùng bãi ngang huyện Lộc Hà, mặc dù vào ngày nghỉ nhưng Trạm Y tế xã vẫn có rất đông người đến khám và điều trị. Đối với bà con nhân dân quê muối, việc xây dựng được một trung tâm y tế xã khang trang rộng trên 2.000 m2 với những trang thiết bị hiện đại là cả một niềm mơ ước từ rất lâu.

Bác sỹ Nguyễn Đức Ánh, Trạm trưởng Trạm Y tế Mai Phụ, chia sẻ: “Trước đây, Trạm Y tế Mai Phụ chỉ là một dãy nhà cấp bốn với những trang thiết bị rất thô sơ, thuốc men hạn chế. Rất nhiều trường hợp cấp cứu lúng túng, bỡ ngỡ.

Nhưng từ năm 2008, được sự hỗ trợ của dự án ODA cho xây mới trạm y tế 2 tầng với 9 phòng, gần 20 giường bệnh, trang bị đến cả những thiết bị tối tân, hiện đại nên chất lượng phục vụ được nâng cao hẳn và nay trở thành điểm đến tin cậy của nhân dân không chỉ ở xã Mai Phụ mà cả các xã lân cận như Thạch Châu, Hộ Độ...”.

Quả thực khi được tham quan từng phòng bệnh mới cảm nhận được đây giống như bệnh viện thu nhỏ ở địa phương với hệ thống khép kín, sạch sẽ, trang bị đầy đủ máy siêu âm, điện tâm đồ, máy sấy…

Theo bác sỹ Ánh, từ ngày đi vào hoạt động, trung bình mỗi ngày Trạm Y tế Mai Phụ tiếp nhận từ 15-20 ca bệnh nhân. Điều đáng nói là việc thực hiện thủ tục, nhất là các thủ tục bảo hiểm thông thoáng nên rất đông bà con yên tâm đến đây điều trị.

Những “bệnh viện thu nhỏ” ở cơ sở ngày càng được đầu tư đồng bộ, chắc chắn sẽ phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

 

Chị Nguyễn Thị Mai (xóm Đông Thắng, Mai Phụ), thường xuyên điều trị tại trạm y tế xã, nói: “Điều kiện kinh tế gia đình tôi rất khó khăn, nên suốt quá trình điều trị ở trạm tôi được các bác sỹ, y tá chăm sóc rất tận tình, chu đáo. Ở nông thôn mà có được cơ sở khám, chữa bệnh tốt như thế này, chúng tôi thật không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn”.

Anh Bình
Nguồn nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập241
  • Hôm nay20,844
  • Tháng hiện tại796,122
  • Tổng lượt truy cập91,969,851
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây