Học tập đạo đức HCM

Phụ nữ Hà Tĩnh tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể

Thứ tư - 21/11/2012 19:39
Xác định phát triển kinh tế tập thể là một trong những tiêu chí quan trọng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), trong thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tập trung nguồn lực cho hoạt động này. Nhiều mô hình sản xuất kinh doanh, tổ hợp tác và HTX do phụ nữ làm chủ đã phát huy hiệu quả tốt và đang được các cấp Hội Phụ nữ quan tâm hỗ trợ nhân rộng.

Chủ nhiệm HTX là… nữ!

Đến Kỳ Bắc (Kỳ Anh) hỏi về Hợp tác xã (HTX) Hoàng Châu không một ai không biết. Họ biết về HTX này không chỉ vì quy mô chăn nuôi của nó mà hơn hết vì đây còn là địa chỉ tạo công ăn việc làm cho nhiều người phụ nữ trong vùng.

Trang trại sản xuất của HTX được nằm khá xa khu dân cư. Tiếp chúng tôi là người phụ nữ có dáng vẻ khá bận rộn. Mặc dù vậy nhưng chị cũng đã dành khá nhiều thời gian để trò chuyện cùng chúng tôi. Chị là Trần Thị Châu – Chủ nhiệm HTX.

Chị Châu chia sẻ: Tiền thân HTX là tổ hợp tác kinh doanh vận tải gồm 6 thành viên. Có một khoảng thời gian hoạt động kinh doanh của tổ gặp rất nhiều khó khăn. Và trong cái khó đã ló cái khôn… tôi đã nghĩ đến việc thành lập HTX để vận động, thu hút thêm nhiều xã viên, thu hút nguồn vốn và thay đổi hình thức kinh doanh.

Phụ nữ Hà Tĩnh tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể
Mô hình chăn nuôi lợn của HTX Hoàng Châu đã trở thành địa chỉ tham quan học tập kinh nghiệm của nhiều tập thể, cá nhân trong tỉnh

Năm 2001, sau khi tổ chức tham quan mô hình chăn nuôi lợn công nghệ cao của công ty Mitraco, HTX quyết định xây dựng đề án đầu tư chăn nuôi lợn quy mô lớn. HTX đã chọn khu đất cách khu dân cư, có diện tích 14 ha, vốn là đất hoang hóa, ao hồ sâu trũng để xây dựng. Ban đầu triển khai gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về vốn nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực của các xã viên khu trang trại cũng đã được xây dựng đạt tiêu chuẩn theo qui hoạch với 8 dãy chuồng thuộc 4 khu nhà. Bước dầu, HTX chọn nuôi lợn giống là chính, ngoài ra nuôi thêm lợn thương phẩm để tận dụng sản phẩm phụ phục vụ chăn nuôi gà, vịt, cá và trồng cây công nghiệp.

Sau 5 tháng sản xuất, lứa lợn thương phẩm đầu tiên đưa lãi về cho HTX 120 triệu đồng. Đặc biệt, về lợn nái, cho lãi ròng từ 100 đến 150 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, còn các nguồn thu từ gà, cá, ước tính đạt trên 100 triệu đồng/năm.

Chị Châu vui vẻ: “Vạn sự khởi đầu nan… Cho đến thời điểm này mặc dầu vẫn còn có những khó khăn trước mắt nhưng những thành quả bước đầu cũng đã thấy rõ, đó chính là động lực để HTX bước tiếp những mục tiêu mới. Chúng tôi đang có kế hoạch xây mới hai dãy chuồng nuôi thêm 500 con lợn thương phẩm và 100 con lợn nái. Hiện HTX đã tạo việc làm cho 40 lao động thường xuyên, trong đó chiếm 2/3 là nữ với mức bình quân thu nhập từ 4 đến 4,5 triệu đồng/tháng/người”.

Về Kỳ Xuân, chúng tôi lại được chứng kiến một HTX cũng do phụ nữ làm chủ nhiệm với một bước phát triển mới. Xuất phát từ một tổ chế biến hải sản với 20 thành viên, chủ yếu là phụ nữ nghèo và cận nghèo làm lao động thủ công tạo thêm chút thu nhập thì đến nay HTX chế biến hải Sản Bắc Hải đã trở thành một khu sản xuất có công nghệ hiện đại với qui mô khá lớn. Hàng năm, HTX sản xuất và cung ứng ra thị trường 60 tấn nước mắm, 30 tấn tôm chua, 30 tấn tôm khô, tép khô, 10 tấn rong biển…

Phụ nữ Hà Tĩnh tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể
Sử dụng công nghệ chế biến náo đảo bằng tấm pin năng lượng mặt trời giúp HTX chế biến hải sản Bắc Hải rút ngắn qui trình chế biến từ 12 tháng xuống còn 6 tháng

Chủ nhiệm HTX Nguyễn Thị Thức phấn khởi: Có được sự thay đổi hôm nay, ngoài sự cần cù, chịu khó của các xã viên thì vai trò của các cấp Hội phụ nữ rất lớn. Các cấp Hội Phụ nữ đã hỗ trợ tập huấn bồi dưỡng các kiến thức, tư vấn, tiếp cận các nguồn vốn có lãi suất ưu đãi. Đặc biệt, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thử nghiệm thành công ứng dụng KHCN trong quá trình chế biến nước mắm. Có thể nói đây là một bước ngoặt đánh dấu sự phát triển của HTX. Sau thử nghiệm này, HTX đã đầu tư 94 triệu đồng lắp đặt công nghệ chế biến nước mắm náo đảo bằng tấm pin năng lượng mặt trời. Với công nghệ này, không chỉ giúp tiết kiệm công sức lao động mà còn rút ngắn qui trình chế biến từ 12 tháng xuống còn 6 tháng. Sản phẩm có màu sắc đẹp, độ đạm cao, đảm bảo VSATTP nên rất được thị trường ưa chuộng.

Đến nay, sản phẩm của HTX chế biến hải sản Bắc Hải đã đăng ký nhãn mác và tham gia hội chợ trong và ngoài tỉnh; đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Thu nhập của các xã viên cũng đã tăng lên được 2 triệu đồng/tháng (tăng gấp đôi so với trước đây). Đặc biệt, từ các hoạt động của HTX, nhiều hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn đã vươn lên thoát nghèo và đã có thu nhập ổn định như chị Hoàng Thị Lệ, Hò Thị Lỉu, Phan Thị Hồng, Hoàng Thị Thuyên…

Phụ nữ nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất

Xác định tham gia phát triển kinh tế tập thể là một trong những nội dung quan trọng tham gia xây dựng NTM nên trong thời gian qua, Hội LHPN tỉnh đã tăng cường các hoạt động và chỉ đạo các cấp Hội thực hiện nội dung này. Các cấp Hội đã huy động nguồn lực, lồng ghép các chương trình dự, án hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gắn với đề án phát triển chăn nuôi lợn của tỉnh.

Đến nay, các cấp Hội đã thành lập được 52 tổ hợp tác với 1284 thành viên tham gia và 1200 tổ tiết kiệm với 13.240 thành viên. Các tổ hợp tác hoạt động trên nhiều lĩnh vực như chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, chỉnh trang vườn hộ, tín dụng tiết kiệm…

Phụ nữ Hà Tĩnh tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể
Mô hình nuôi trồng thủy sản của chị Lê Thị Loan (Thạch Châu, Lộc Hà) GQVL thường xuyên cho 10-15 lao động với mức lương từ 2,5 đến 3,5 triệu/lao động

Với nhiều loại hình khác nhau nhưng nhìn chung bước đầu các tổ hợp tác đã khẳng định được vai trò trong liên kết sản xuất, kinh doanh, tăng hiệu quả và năng suất lao động, GQVL, giảm thời gian nông nhàn, góp phần đáng kể vào công cuộc XĐGN. Thông qua hoạt động các tổ hợp tác, các hộ gia đình được tiếp cận với các tiến bộ của KHCN, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ vốn, được cập nhật các thông tin, chính sách, kết nối thị trường têu thụ sản phẩm….giúp các thành viên mạnh dạn hơn trong đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa.

Cùng với việc xây dựng tổ hợp tác, trong 2 năm qua, các cấp Hội Phụ nữ cũng đã xây dựng và nhân rộng được 15 HTX, trong đó có 5 HTX dịch vụ môi trường, 3 HTX chăn nuôi, 1 HTX trồng rau sạch, 4 HTX kinh doanh dịch vụ và 2 HTX chế biến hải sản. Tuy số lượng chưa nhiều nhưng các HTX cũng đã khẳng định được xu thế phát triển tất yếu, tham gia GQVL cho nhiều lao động nữ nông thôn, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình các hội viên.

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nguyễn Thị Nguyệt cho biết: Các mô hình HTX, tổ hợp tác do Phụ nữ đứng chủ đã góp phần quan trọng thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tập trung nhân rộng các mô hình này. Trước mắt, phấn đấu đến năm 1013 đạt các chỉ tiêu chính: 12/12 huyện, thị, thành phố phối hợp triển khai đề án chăn nuôi, giúp 700 hộ phát triển chăn nuôi an toàn, khép kín, kết hợp lắp đặt bể biogas đảm bảo môi trường; mỗi huyện, thị, thành phố thành lập ít nhất 15 tổ hợp tác và 2 HTX, hỗ trợ 2 doanh nghiệp nữ SXKD hiệu quả, 5 mô hình phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ. Ngoài ra, trong năm 2013, phấn đấu tạo điều kiện cho 15.000 hộ kinh doanh, hộ sản xuất, doanh nghiệp nữ được tiếp cận các kiến thức về kinh tế hàng hóa, về quản lý… Riêng Trung tâm dạy nghề của Hội, sẽ đào tạo trên 500 lao động nữ, trong đó ít nhất có 50% được hỗ trợ sau đào tạo.

Thục Chi
Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập427
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại857,808
  • Tổng lượt truy cập92,031,537
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây