Học tập đạo đức HCM

SRDP Hà Tĩnh hỗ trợ người dân nuôi cá nước ngọt

Thứ tư - 27/09/2017 11:15
Nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi cá nước ngọt đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nắm bắt xu thế này, Tổ hợp tác (THT) Chăn nuôi tổng hợp Bình Hà (Sơn Hà - Hương Sơn) từng bước xây dựng kế hoạch đầu tư sản xuất. Điều đáng nói là trong việc mở rộng đầu tư còn có sự giúp sức của dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo Hà Tĩnh (SRDP).
 

Được SRDP hỗ trợ kinh phí, hồ cá của anh Dương Việt Tiến - thành viên THT Chăn nuôi tổng hợp Bình Hà được đầu tư bài bản, dự kiến cho hiệu quả cao.

Không giống các mô hình khác, THT Chăn nuôi tổng hợp Bình Hà được thành lập từ đầu năm 2017, trước khi có sự tham gia của SRDP. Tuy nhiên, tất cả các thành viên chỉ tập trung chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như: Bò, lợn, gà, vịt...

Mặc dù sở hữu 9 ao nuôi với diện tích 20.000 m2 mặt nước từ lâu, nhưng 50% trong 10 thành viên THT là hộ nghèo, cận nghèo nên việc cải tạo đầu tư nuôi cá nước ngọt là điều hết sức khó khăn. Hơn nữa, Sơn Hà còn là địa phương thường xuyên hứng chịu những ảnh hưởng bất lợi của thiên nhiên, nhất là mùa mưa lũ, việc nuôi cá chỉ được 1 vụ/năm nên hiệu quả rất thấp.

Để giúp các thành viên THT phát triển nghề nuôi cá nước ngọt được kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao, tháng 6/2017, SRDP đã triển khai “Dự án đầu tư nâng cấp hệ thống ao nuôi trồng thủy sản nước ngọt cho THT Chăn nuôi tổng hợp Bình Hà”. Dự án có tổng mức đầu tư 365 triệu đồng, trong đó, SRDP đảm nhận trên 160 triệu đồng, bao gồm việc nạo vét, gia cố, mua bạt lót ao…

Đây là dự án có sự khởi đầu khá thuận lợi. Quá trình lập dự án đầu tư, cán bộ của SRDP và các thành viên THT đã nghiên cứu rất kỹ các yếu tố quyết định thành bại của dự án, đặc biệt đầu vào và đầu ra của các loài cá nước ngọt. Thứ nhất là giống cá rô phi đơn tính do HTX Thủy sản Lộc Hà đảm nhận; còn cá trắm do Trung tâm Cá giống Đức Long (Đức Thọ) cung cấp. Những đơn vị này còn hỗ trợ 40% cá giống cho THT khi thả lứa đầu tiên. Đây chỉ là sự hỗ trợ ban đầu, bởi theo kế hoạch, về lâu dài, việc đầu tư dự án sẽ giúp các thành viên sản xuất con giống tại chỗ, đồng thời, cung ứng cho các hộ nuôi trồng khác trên địa bàn và các vùng lân cận.

Dự án cũng tính toán chi tiết về hiệu quả kinh tế mang lại. Theo đó, mỗi năm 2 vụ, THT sẽ thu được 28 tấn cá, trong đó có 7,6 tấn cá rô phi đơn tính và 20,4 tấn cá trắm. Sau khi trừ chi phí, các thành viên thu được trên 100 triệu đồng. Đây là khoản thu nhập khá cao so với các nghề sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, dự án sẽ tạo việc làm ổn định cho 27 lao động trực tiếp, gián tiếp theo dõi, cho cá ăn và hơn 10 lao động thời vụ chuyên trách thu hoạch, cải tạo ao nuôi. Tổ trưởng THT Chăn nuôi tổng hợp Bình Hà Nguyễn Thị Hà cho biết: “Qua kiểm tra cho thấy, cá giống sau khi thả sinh trưởng và phát triển rất tốt nên dự kiến sẽ cho hiệu quả cao”.

“Nếu không có hỗ trợ từ phía SRDP, thì việc triển khai nuôi cá nước ngọt khó thực hiện được. Chưa đến thời điểm thu hoạch nhưng các ao cá của THT không bị thiệt hại do cơn bão số 10 vừa qua, đó là thành công lớn” - Chủ tịch UBND xã Sơn Hà Nguyễn Đình Phú khẳng định.

Đây là mô hình đầu tư nuôi thâm canh đầu tiên trên địa bàn. Vì vậy, nếu thành công sẽ được nhân rộng ở các địa bàn khác có tiềm năng và lợi thế tương tự. Mặt khác, dự án còn góp phần tăng khả năng thích ứng với thời tiết mùa mưa lũ, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra thông qua việc quy hoạch cải tạo các ao nuôi bằng hệ thống lót bạt vỗ bờ chống thấm; đồng thời, ngăn chặn các loại dịch bệnh xâm nhập. Sau mỗi vụ thu hoạch, việc dọn vệ sinh ao nuôi cũng thuận lợi, đặc biệt là các tạp chất, tồn dư hóa chất xử lý đáy ao được dọn sạch, không gây ô nhiễm môi trường.

Theo Kiểu Minh/baohatinh.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập100
  • Hôm nay22,783
  • Tháng hiện tại247,931
  • Tổng lượt truy cập85,154,967
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây