Học tập đạo đức HCM

Cẩm Bình vững vàng trên đường xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 28/10/2013 20:32
Là vùng đất nổi tiếng với truyền thống hiếu học, Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) còn có vị trí chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với vai trò là trạm trung chuyển vũ khí, quân đội cho mũi đánh địch đổ bộ bằng đường biển... Lịch sử đã hun đúc nên hào khí cho thế hệ hôm nay vững vàng trên con đường xây dựng NTM...

 

4 lần đón nhận anh hùng

Năm nay đã 86 tuổi nhưng trong tâm trí cụ Nguyễn Thị Mai (thôn Trung Trạm, tên thường gọi là bà Lộ) vẫn nhớ như in những bước thăng trầm của quê hương trong quá khứ. Hai mươi tuổi theo chồng về làm dâu trong thời chiến chinh, hạnh phúc riêng tư của người phụ nữ đành gác lại, hy sinh cho mục đích lớn. Chồng tham gia hoạt động cách mạng, ở nhà, cụ vừa chăm sóc gia đình, tăng gia sản xuất, lại vừa hoạt động cách mạng ở hậu phương.

Cụ nhớ lại: “Từ thời bình dân học vụ, xã Cẩm Bình đã nổi tiếng phong trào hiếu học. Ngày sản xuất, hoạt động xã hội, đêm học chữ, không kể trẻ con, người lớn, phụ nữ hay đàn ông, cả làng cắp sách đi học. Rồi thời đánh Mỹ, bom đạn dội cả ngày, chúng tôi vẫn sản xuất và chiến đấu, học tập. Ở thời đại nào, người Cẩm Bình cũng luôn tiềm tàng sức mạnh nội lực vượt lên số phận”.

Cẩm Bình vững vàng trên đường xây dựng nông thôn mới
Một góc Cẩm Bình hôm nay. Ảnh: Tuệ Anh

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Cẩm Bình là một vị trí quan trọng cho mũi đánh địch đổ bộ bằng đường biển trên tuyến đường 26. Xã có 600 người bổ sung vào đội quân chủ lực, 31 người đi TNXP, 516 lượt người tham gia dân công phục vụ các chiến trường. Trong số đó có hàng trăm người con quê hương ra đi không bao giờ trở lại. Dẫu vậy, Cẩm Bình vẫn vững vàng trong lao động, kiên cường trong đấu tranh và trở thành “ngọn đèn không bao giờ tắt” trên đường giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ý chí bất khuất của thế hệ đi trước hun đúc trong những thế hệ nối tiếp, trong vòng 35 năm (1970-2005), Cẩm Bình là xã duy nhất trong cả nước 4 lần vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng, trong đó 2 lần Anh hùng LLVT. Những người như cụ Mai, được sống và chứng kiến 4 lần đón nhận danh hiệu anh hùng thật không có vinh dự nào bằng.

Tiếp lửa cho cuộc "cách mạng" xây dựng NTM

Ban đầu, Cẩm Bình thuộc nhóm về đích thứ 2 (2015) nhưng với quyết tâm cao của Đảng bộ và nhân dân Cẩm Bình, tại Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2010-2015 đã đưa ra mục tiêu và được UBND tỉnh chấp nhận đến cuối năm 2013 hoàn thành về đích NTM. Ông Đặng Quốc Hải - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Làm NTM cũng như làm cách mạng trong thời đại mới, khâu quan trọng nhất vẫn là tinh thần giác ngộ và đồng thuận của nhân dân. Về vấn đề này thì Cẩm Bình có nhiều thuận lợi, tinh thần đấu tranh cách mạng đã tạo nên động lực để toàn xã đoàn kết một lòng xây dựng quê hương. Không thể một lần thực hiện 19 tiêu chí, chúng tôi xây dựng lộ trình, tập trung cho những tiêu chí trọng tâm và tiêu chí khó trước”.

Sản xuất cánh đồng mẫu phải thực chất, hiệu quả
Mô hình sản xuất CĐM giống lúa DT68 tại xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên)

Nói là làm, sau chuyển đổi ruộng đất lần 2, nhiều hộ sản xuất có điều kiện mở rộng quy mô, đầu tư chăn nuôi trang trại, gia trại. Chỉ trong vài năm, tổng đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh, đặc biệt, chăn nuôi lợn với tổng đàn chiếm 1/4 số lượng lợn toàn huyện với trung bình mỗi mô hình từ 100-200 con trở lên. Lợn nhanh chóng trở thành sản phẩm chủ lực của địa phương. Mô hình TM-DV phục vụ khác có điều kiện phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người đạt 27,5 triệu đồng/năm, vượt “trần” quy định của tỉnh 8,5 triệu đồng.

Dẫu vậy, người ta biết đến Cẩm Bình nhiều hơn phải kể từ bước đột phá sản xuất lúa hàng hóa cánh đồng mẫu với gần 430 ha giống lúa VTNA2. Mô hình này được đánh giá là lớn nhất Bắc miền Trung lúc bấy giờ. Dẫn chúng tôi men theo những bờ ruộng vừa gặt xong sau vụ hè thu, ông Đặng Quốc Hải chia sẻ: “Đã ở vụ thứ 3, mô hình này coi như suôn sẻ. Hồi đầu, tôi mất ăn, mất ngủ vì lo lắng, đánh cược cuộc sống của bà con cho một thử thách mới, thành hay bại có ý nghĩa rất quan trọng. Bất cứ phong trào gì, chúng tôi cũng tổ chức họp dân. Ban đầu lãnh đạo xã chỉ đưa ra chỉ tiêu 50% diện tích, nhưng thấy sự quyết tâm của người dân khiến chúng tôi có thêm sức mạnh, đồng lòng cho cuộc cách mạng mới”.

96% diện tích toàn xã cho một giống lúa đã tạo ra tiếng vang lớn, mở ra trang mới cho sản xuất nông nghiệp của địa phương với hướng hàng hóa tập trung. Hóa ra, sức mạnh đoàn kết, phát huy tối đa tinh thần dân chủ cơ sở ở Cẩm Bình là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại, làm nên những bước ngoặt lịch sử.

Đi và tìm hiểu, chúng tôi mới nhận ra Cẩm Bình có nhiều cái nhất, nhất tỉnh về tiến độ giải ngân hỗ trợ lãi suất phát triển sản xuất theo Quyết định 26 của UBND tỉnh; nhất về sự nghiệp giáo dục với 3 cấp học đều đạt chuẩn mức độ 2 trở lên; là đơn vị đầu tiên đạt xã văn hóa cấp tỉnh; là xã khu vực nông thôn đầu tiên trong tỉnh đầu tư xe chuyên dụng chở rác thải cho HTX môi trường. Và, mới đây nhất, xã tiếp tục giành “quán quân” khi giải ngân hết 1.400 tấn xi măng làm đường giao thông nội đồng… Ngoài nguồn hỗ trợ của tỉnh, xã trích ngân sách gần 100 triệu đồng hỗ trợ thêm cát và sỏi, người dân Cẩm Bình đã hiến hàng trăm mét đất, tường rào, chung sức, đồng lòng “phủ kín” bê tông trục giao thông từ đầu làng đến ngõ xóm và làm mới 10,6 km đường nội đồng.

Ông Nguyễn Viết Hy (thôn Bình Luật) cho biết: “Những con đường lầy lội trong mùa mưa, mù bụi vào mùa nắng chỉ tồn tại trong quá khứ. Bây giờ, nông dân cứ ngồi trên xe máy mà ra đến tận ruộng. Nội đồng được kết cấu hiện đại chính là điều kiện cốt lõi để phát triển sản xuất”.

Trong năm nay, được sự đầu tư của dự án khu tưới mẫu từ Nhật Bản, kênh mương nội đồng được nâng cấp 19,8 km bê tông với tổng nguồn vốn trên 20 tỷ đồng. Sự hỗ trợ quý giá này đã giúp xã hoàn thành tiêu chí “khó” - thủy lợi nội đồng.

Vậy là, sau 3 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, Cẩm Bình đã “cán” đích 18/19 tiêu chí. Trong chặng đường nước rút, Đảng bộ và nhân dân Cẩm Bình đang dốc lực để hoàn thành các tiêu chí còn lại, vững vàng đứng trong tốp 12 xã trong toàn tỉnh về đích vào cuối năm nay.

Nguyễn Oanh
Nguồn baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập261
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại196,794
  • Tổng lượt truy cập90,260,187
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây