Học tập đạo đức HCM

Cẩm Huy đầu tư 5 tỷ đồng trùng tu 13 di tích

Thứ hai - 16/04/2018 23:38
(Baohatinh.vn) - Xã Cẩm Huy (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) có nhiều di sản văn hóa vật thể với 13 di tích, 2 cây di sản. Thời gian, sự tàn phá của chiến tranh đã biến những di tích thành phế tích. Từ năm 2010 đến nay, Cẩm Huy tập trung đầu tư công tác trùng tu, tôn tạo.

Trong số các di tích lịch sử trên địa bàn xã Cẩm Huy,Cẩm Xuyên ,Hà Tĩnh có 1 di tích cấp quốc gia, đó là đền thờ Bình Ngô Thượng tướng quân Nguyễn Biên ở thôn 5. Ngôi đền này được nhân dân lập vào thế kỷ 14 để tưởng nhớ công ơn của vị tướng tài ba - người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược nước ta vào những năm 20 của thế kỷ XV. Ông được vua Lê Lợi phong là Bình Ngô Thượng tướng quân.

Theo người dân nơi đây, việc phục dựng di tích quốc gia này hết sức dày công, bởi trước đó đền thờ hầu như đã trở thành phế tích. Nhà bái đường cũng đã được đưa về trường học làm văn phòng.

cam huy dau tu 5 ty dong trung tu 13 di tich

Đền thờ Nguyễn Biên cơ bản đã được phục dựng hoàn thiện với tổng kinh phí 3 tỷ đồng.

Với tâm nguyện của chính quyền địa phương và nhân dân, 3 tỷ đồng được huy động từ nguồn xã hội hóa cùng hàng trăm ngày công của người dân đã phục dựng thành công di tích. “Nơi đây giờ đã trở thành điểm đến tâm linh, niềm tự hào của người dân chúng tôi” - ông Lê Thiếu Kỳ - thủ từ đền Nguyễn Biên chia sẻ.

cam huy dau tu 5 ty dong trung tu 13 di tich

Miếu Hữu Quyền được xây dựng lại trên nền cũ với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa

và sự đóng góp ngày công của nhân dân

Từ việc phục dựng đền thờ Thượng tướng Nguyễn Biên, phong trào bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử trên địa bàn thôn, xóm đã được người dân hưởng ứng tích cực. Miếu Hữu Quyền - di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh là một trong số đó.

Theo sử sách, miếu Hữu Quyền được xây dựng vào thời Lê, lúc đầu là một ngôi miếu nhỏ thờ thần. Đến thời Vua Minh Mạng (1829-1840), thấy cảnh sắc và địa thế nơi đây sơn thủy hữu tình, vua đã ban chiếu cho xây dựng các hạng mục kiến trúc khác để người dân thờ tự và phong tặng 3 đạo sắc phong. Từ hàng ngàn ngày công của nhân dân và nguồn kinh phí hơn 1 tỷ đồng của các nhà hảo tâm, đến nay, miếu đã được phục dựng khá khang trang ngay trên nền đất cũ.

cam huy dau tu 5 ty dong trung tu 13 di tich

Đền Cương Khấu Lộc Sơn - một di tích lịch sử cấp tỉnh với 2 cây muỗm cổ thụ hơn 600 năm tuổi.

Tại Miệu Thái Giám ở thôn 7, những ngày này, người dân cũng đang xây dựng lại ngôi mộ và làm thêm mái che. Chị Nguyễn Thị Hạnh ở thôn 7 cho biết: “Cùng với ngày công, đợt này, chúng tôi quyên góp được hơn 80 triệu đồng cho việc trùng tu, tôn tạo. Đây là một trong những địa chỉ văn hóa tâm linh quan trọng của người dân chúng tôi”.

cam huy dau tu 5 ty dong trung tu 13 di tich

Giếng Tiên, nơi lưu giữ dấu chân tiên - một truyền thuyết trong quần thể di tích ở thôn 3.

Thôn 3 thực sự là địa bàn có nhiều di sản vật thể nhất với quần thể các di tích bao gồm: Đền thờ Cương Khấu đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, trong đó, 2 cây di sản hàng trăm năm tuổi; chùa Lộc Sơn, giếng Chăm, giếng Tiên - nơi còn lưu giữ dấu chân tiên, bầu năn.

cam huy dau tu 5 ty dong trung tu 13 di tich

Giếng Chăm ở thôn 3 từng là nơi cung cấp nguồn nước cho người dân Cẩm Huy và nhiều xã lân cận

Trưởng thôn 3 Nguyễn Xuân Hùng phấn khởi: “Với hơn 2 tỷ đồng được kêu gọi từ nhiều nguồn, hiện nay, thôn chúng tôi đã phục hồi, trùng tu, tôn tạo thành một quần thể di tích lịch sử văn hóa. Cùng với việc tôn tạo di tích, chúng tôi cũng đang cải tạo lại bàu Năn, khôi phục lại không gian cây đa bến nước để hướng tới mục tiêu xây dựng điểm du lịch văn hóa làng quê”.

cam huy dau tu 5 ty dong trung tu 13 di tich

Việc cải tạo bàu Năn góp phần khôi phục không gian làng quê xưa với cây đa, bến nước...

Hơn 5 tỷ đồng cùng hàng ngàn ngày công của người dân địa phương đã góp phần làm sống lại những di tích, những nét văn hóa trên nền cổ xưa. Để đến hôm nay, được tận hưởng những phút giây thư thái ở chốn tâm linh, sống trong phong cảnh làng quê yên bình, người dân Cẩm Huy lại càng thêm yêu, thêm tự hào về quê hương.

Thúy Ngọc
http://baohatinh.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập438
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm434
  • Hôm nay29,232
  • Tháng hiện tại155,794
  • Tổng lượt truy cập85,062,830
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây