Học tập đạo đức HCM

Trồng cây dược liệu liên kết với doanh nghiệp - Hướng phát triển cần nhân rộng

Thứ tư - 05/07/2017 03:24
Chuyển đổi từ đất trồng lúa, trồng màu kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao, có liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp đang là mô hình thành công cần được nhân rộng tại xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

 

 

Từ xưa đến nay, nền y học cổ truyền của nước ta sử dụng cây dược liệu để chữa các bệnh thông thường và nan y. Những năm trước đây, người dân cũng chỉ biết khai thác tự nhiên những cây có sẵn về làm thuốc chữa bệnh mà không nghĩ đến việc trồng tái tạo các loại cây dược liệu. Nắm bắt được xu hướng cũng như chiến lược quốc gia về phát triển dược liệu trong nước ngày càng được ưu tiên của chính phủ, Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh đã chủ động phối hợp với Ban Điều phối dự án SRDP – IWMC triển khai hướng dẫn bà con nông dân tham gia dự án trồng cây dược liệu cung cấp cho nhà máy sản xuất thuốc đông dược của Hadiphar.

Dự án bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2015 tại một số xã trong huyện Cẩm Xuyên và huyện Thạch Hà. Trong đó, điển hình nhất phải kể đến mô hình trồng cây Kim Tiền Thảo và Mã Đề tại xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên. Ngay từ vụ thu hoạch đầu tiên, bà con nông dân nơi đây đã có thu nhập tốt. Sau khi trừ chi phí, các hộ dân còn thu hơn 3 triệu đồng/sào/năm, cao gấp 2-3 lần so với trồng màu.

Sau 2 năm thực hiện dự án, chúng tôi về xã Cẩm Vịnh thăm lại vùng trồng cây dược liệu. Trước mặt chúng tôi là màu xanh mướt trải dài của những luống cây Kim Tiền Thảo, Mã Đề, Diệp Hạ Châu, Rải Quạt, … trên diện tích 5 ha của Hợp tác xã (HTX) sản xuất cây dược liệu thôn Yên Khánh.

 

Thu hoạch cây Kim Tiền Thảo tại HTX sản xuất cây dược liệu thôn Yên Khánh

 

Mặc dù tiết trời mùa hè nắng nóng, oi bức nhưng khi được chúng tôi hỏi thăm về hiệu quả kinh tế mang lại của HTX, ai cũng hào hứng, phấn khởi thi nhau kể về những kết quả đáng mừng của mô hình này trong vòng 3 năm nay. Chị Liên, thôn Yên Khánh - Thành viên HTX – vui vẻ tiếp chuyện: “Trước đây chúng tôi chủ yếu trồng lúa và các loại cây rau màu theo từng mùa. Đến thời điểm thu hoạch, tổ viên phải tự ra các chợ để tiêu thụ, giá cả phụ thuộc thị trường lắm. Từ khi hợp tác xã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng các loại cây dược liệu, lại được Công ty Dược Hà Tĩnh tổ chức về tận nơi thu mua sản phẩm thì hiệu quả kinh tế đã tăng lên rõ rệt, những tổ viên như chúng tôi vui lắm, yên tâm sản xuất do giá cả và đầu ra ổn định”.

Đang chăm sóc luống Kim Tiền Thảo ngay bên cạnh, chị Chính - Thành viên HTX - tiếp lời: “HTX đã có hướng đi đúng khi chuyển đổi từ đất trồng lúa, trồng màu kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao nên lúc mới thành lập chỉ có 2 ha đất sản xuất và 30 thành viên tham gia nhưng năm nay diện tích đã lên đến  5 ha và 70 thành viên rồi đó chú ạ”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Toàn – Giám đốc HTX sản xuất cây dược liệu thôn Yên Khánh cho biết: “Từ năm 2015 đến nay, HTX chuyển sang trồng cây dược liệu, chúng tôi cảm thấy rất yên tâm. Các loại cây dược liệu này ít sâu bệnh, rất dễ trong khâu canh tác quản lý và được trồng theo yêu cầu đặt hàng nên đến thời gian thu hoạch có xe của Công ty Dược Hà Tĩnh đến trực tiếp thu mua, được giá lại không phải lo khâu tiêu thụ nữa”.

Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết trên diện tích 5 ha của HTX có đến 4 ha trồng cây Kim Tiền Thảo. Cây Kim Tiền Thảo sau 6 tháng gieo trồng là có thể thu hoạch, cắt toàn bộ phần cành lá, trừ lại phần thân sát gốc dài 4-5cm để tái sinh chồi cho lần sau. Nếu chăm sóc tốt thì sau 1,5 - 2 tháng có thể thu cắt lại. Trung bình mỗi năm có thể thu hoạch được 3 lần, thường thu hoạch được 2-3 năm hoặc có thể lâu hơn ở nơi đất tốt, có điều kiện chăm sóc đầy đủ, cẩn thận. Giá thu mua của Công ty tại nhà dân hiện nay là 18.000 đ/kg cành lá khô, với năng suất đạt 1,3 tạ khô/sào/lần thu hoạch, sau khi trừ các chi phí về giống, phân bón, công cày bừa, công làm cỏ người dân thu lãi từ 3-3,5 triệu đồng/sào/năm.

Còn cây Mã Đề, các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc. Do đó, khi thu hoạch người dân có thể được phía công ty Dược Hà Tĩnh thu mua ở các mức giá khác nhau: hạt khô 85.000đ/kg, bông khô 25.000đ/kg, cây tươi 4.000đ/kg. Với năng suất bình quân/sào/vụ là 25kg hạt khô, 50 kg bông khô và 450 kg cây tươi, sau khi trừ các chi phí người dân thu về từ 3-4 triệu đồng, hiệu quả kinh tế tăng vượt mức so với trồng màu.

Ngoài ra, ông Toàn còn chia sẻ với chúng tôi: “Thời gian 2 năm, HTX chủ yếu trồng là giống Kim Tiền Thảo và Mã Đề. Còn năm nay, HTX đang trồng thử nghiệm thêm cây Diệp Hạ Châu, Trạch Tả, Rẻ Quạt…, nếu thành công sẽ mở rộng thêm diện tích. Trồng dược liệu là hướng đi mới nên ngoài sự chăm sóc tốt của bà con, HTX nhận được sự giúp đỡ từ dự án SRDP thông qua tập huấn kỹ thuật, đầu tư hạ tầng tưới tiêu, hỗ trợ giống… nên bà con ai cũng phấn khởi chuẩn bị thu hoạch vụ mùa bội thu tiếp theo”.

Về phía tiêu thụ sản phẩm, ông Lê Hồng Phúc – CT HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Dược Hà Tĩnh nhấn mạnh rằng: “Công ty rất quan tâm đến việc phát triển trồng cây dược liệu trong tỉnh vì nhà máy có nhu cầu sử dụng dược liệu rất lớn. Ngoài Cẩm Xuyên, Thạch Hà, sắp tới chúng tôi sẽ mở rộng vùng nguyên liệu ở Kỳ Anh, Hương Khê,… với đa dạng các loại giống như: gừng, nghệ, mộc hoa trắng, rẻ quạt,… Như vậy sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho bà con nông dân góp phần đẩy mạnh xây dựng phát triển nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo trên quê hương Hà Tĩnh”.

Tạm biệt vùng đất mênh mông cây dược liệu của thôn Yên Khánh, xã Cẩm Vịnh, chúng tôi thấy phấn khởi, vui mừng và tin vào tương lai tốt đẹp của người dân nơi đây. Trong thời buổi giá cả thị trường bấp bênh như hiện nay, thiết nghĩ đây là mô hình rất đáng để học tập, nhân rộng ra địa bàn toàn tỉnh nhằm giúp bà con yên tâm sản xuất, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình./.

Theo Hà An/khuyennongvn.gov.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập539
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại845,581
  • Tổng lượt truy cập92,019,310
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây