Đến thời điểm này, hơn 2 sào hành tăm của chị Võ Thị Thắm ở thôn Trung Thiên, xã Thiên Lộc đã vào giai đoạn phát triển 2 - 3 lá. So với lịch thời vụ, thì cây hành được xuống giống sớm hơn khoảng 1 tháng. Trong số trên 200 ha rau màu các loại, vụ Đông năm nay xã Thiên Lộc cơ cấu 120 ha cây hành tăm. Theo bà con, cây hành xuống giống sớm, sẽ né tránh được thời tiết bất lợi, lại vừa bán được giá vào đúng dịp tết nguyên đán.
Hiện tại, nhiều hộ dân ở đây đã bắt đầu có thu nhập từ sản phẩm vụ Đông, đặc biệt là từ cây hành lá với hàng chục triệu đồng trên 1 sào. Không chỉ được hỗ trợ đầu tư về hạ tầng, điện, nước và nguồn giống từ huyện và xã, người sản xuất ở đây còn được doanh nghiệp liên kết bao tiêu sản phẩm ổn định. Trao đổi với chúng tôi Ông Trần Đức Nhân, Xã Thuần Thiện cho biết thêm: trước đây gia đình gieo trồng một vụ lạc, trồng xong rồi bỏ hoang đất, nhưng năm nay được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp đầu tư cơ sở hạ tầng và đưa cây hành lá về trồng thấy hiệu quả cao, lại được bao tiêu sản phẩm đầu ra, ký kết hợp đồng theo chuỗi nên rất phấn khởi.
Khảo nghiệm và lựa chọn giống cây trồng phù hợp; quy hoạch vùng chuyên canh, tạo ra sản phẩm chủ lực hàng hóa và tổ chức chỉ đạo sản xuất sớm, đang là xu hướng chung trong sản xuất vụ đông ở huyện Can Lộc. Vụ đông năm 2017, toàn huyện gieo trồng trên 1.200 ha, thì hiện có khoảng 300 ha đã được xuống giống; trong đó một số diện tích đã cho thu hoạch. Ông Phan Văn Cường Trưởng phòng NN&PTNT huyện Can Lộc cho biết thêm: Đến thời điểm này trên địa bàn huyện đã có một số địa phương vừa tập trung thu hoạch Hè Thu vừa tập trung làm đất sản xuất vụ Đông. Năm nay huyện tập trung chỉ đạo đưa một số giống cây, con có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Một số địa phương làm tốt là Thuần Thiện, Thiên Lộc, Quang Lộc…Thời gian tới huyện sẻ tập trung chỉ đạo các địa phương còn lại vào cuộc một cách quyết liệt để khép kín các diện tích sản xuất vụ Đông.
Để vụ Đông năm 2017 được mùa toàn diện, cả về năng suất và sản lượng, Ban Thường vụ Huyện ủy Can Lộc cũng đã họp bàn cụ thể về Đề án sản xuất vụ Đông, từ mục tiêu, chỉ tiêu đến nhiệm vụ và các giải pháp tổ chức thực hiện; triển khai quán triệt quan điểm, tư tưởng chỉ đạo tới đội ngũ cán bộ chủ chốt từ huyện tới cơ sở; đồng thời giao cho các ngành chức năng tham mưu xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ; giao các đoàn công tác về từng địa phương khảo sát thực trạng từng xứ đồng, đăng ký cụ thể diện tích trồng các loại cây vụ Đông và mô hình con vụ Đông phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả cao - lấy số liệu khảo sát đó làm tiền đề cho vụ Đông các năm tiếp theo.
Trong điều kiện sản xuất vụ đông đang có chiều hướng suy giảm diện tích, thì việc lựa chọn và cơ cấu giống phù hợp với từng địa phương để sản xuất chuyên canh, nâng cao giá trị thu nhập là hướng đi sáng tạo và hiệu quả của huyện Can Lộc. Không chỉ tạo ra giá trị mới trong sản xuất vụ đông, mà còn khuyến khích người dân yên tâm sản xuất, đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính trong năm.
Theo Anh Đức/canloc.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;