Học tập đạo đức HCM

Ngân hàng “bơm vốn”, người dân vùng khó khăn Hương Khê yên tâm làm giàu

Chủ nhật - 04/11/2018 01:36
Triển khai Quyết định 31/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ SXKD tại vùng khó khăn, hiện Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hương Khê là một trong những đơn vị có dư nợ lớn nhất tại Hà Tĩnh với trên 98 tỷ đồng. Từ đây, đã tiếp sức cho 2.665 hộ đầu tư sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao.

Đời sống của gia đình bà Hoàng Thị Lan (thôn Trung Lĩnh – xã Hương Trạch, huyện Hương Khê) trước đây còn nhiều khó khăn. Những mong cải thiện tình hình, nuôi con ăn học, bà Lan nhiều lần tìm tới Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hương Khê vay vốn đầu tư sản xuất.

Tháng 10/2018, gia đình bà Lan vừa vay mới ngân hàng 50 triệu đồng theo diện vùng khó khăn. “Có ngân hàng "rót" vốn, gia đình lập kế hoạch đầu tư bài bản dựa trên thế mạnh địa phương. Đến nay, nhà tôi đã có 110 gốc bưởi Phúc Trạch trong vườn và vừa trồng thêm 50 gốc bưởi tại trang trại. Tính sơ sơ, vụ bưởi vừa rồi, nhà tôi thu về trên 80 triệu đồng” – bà Lan phấn khởi.

Ngân hàng “bơm vốn”, người dân vùng khó khăn Hương Khê yên tâm làm giàuGiám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hương Khê trực tiếp kiểm tra mô hình kinh tế của hộ vay vốn Hoàng Thị Lan (xã Hương Trạch)

Trồng cam, bưởi, keo, tràm; chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà là thế mạnh của Hương Khê. Do vậy, sau khi được tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, các hộ dân ở xã Hương Thủy cũng tập trung vào mũi nhọn này.

Chị Nguyễn Thị Thắng (xóm 6 – xã Hương Thủy) cho biết: “Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân với thủ tục vay vốn nhanh gọn, giải ngân tận địa phương. Tôi vay 50 triệu đồng từ năm 2015 để trồng 120 gốc bưởi. Năm 2018 là vụ thu hoạch đầu tiên, nhà tôi đã thu về 125 triệu đồng. Ngoài ra, tôi còn có thêm 50 triệu đồng từ chăn nuôi trâu và gà. Nhận thấy hiệu quả của nguồn vốn, vừa rồi, tôi thuê máy móc làm đất, mua giống, vật tư chất lượng để mở rộng diện tích với 150 gốc bưởi”.

Ngân hàng “bơm vốn”, người dân vùng khó khăn Hương Khê yên tâm làm giàuTriển khai Quyết định 31/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ SXKD tại vùng khó khăn, hiện dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hương Khê đạt trên 98 tỷ đồng.

Không chỉ người dân Hương Trạch và Hương Thủy mà 15 xã khác trên địa bàn Hương Khê cũng được tiếp cận nguồn vốn này. Ông Đinh Văn Lâm - Chủ tịch UBND xã Hương Đô cho hay: “Trước đây, người dân Hương Đô rất nghèo. Nhờ chương trình vay vốn tín dụng đối với hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn, người dân đã thuê máy móc cải tạo vườn tạp, trồng cam, bưởi theo hướng thâm canh.

Chương trình tín dụng này đã giúp thành lập khoảng 40 mô hình kinh tế cho nguồn thu từ 50 – 100 triệu đồng/năm và góp sức xây nên vùng cam Khe Mây nức tiếng của Hà Tĩnh. Kinh tế của người dân khá giả, hạ tầng nhà cửa khang trang đã tạo động lực cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn”.

Ngân hàng “bơm vốn”, người dân vùng khó khăn Hương Khê yên tâm làm giàuNguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội theo diện vùng khó khăn đã góp sức xây nên vùng cam Khe Mây nức tiếng của Hà Tĩnh.

Theo ông Lê Viết Thông – Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hương Khê, triển khai Quyết định 31/2007 của Thủ tướng Chính phủ, đến thời điểm này, tổng dư nợ của đơn vị đạt trên 98 tỷ đồng với 2.665 hộ được tiếp cận vốn. Riêng từ đầu năm lại nay, ngân hàng đã cho vay trên 33,3 tỷ đồng. Theo rà soát, đánh giá, 100% hộ vay sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đầu tư vào các thế mạnh của địa phương, phát huy hiệu quả cao, trả nợ đúng kỳ hạn”.

“Để chương trình phát huy hiệu quả thực sự, chúng tôi đã phối hợp với các tổ chức hội thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn làm ủy nhiệm với Ngân hàng Chính sách xã hội. Do bám sát cơ sở nên ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vốn vay kịp thời, đúng đối tượng và hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Tính đến thời điểm này, nợ quá hạn của chương trình này chỉ 70,6 triệu đồng” – ông Thông cho biết thêm.
Theo Thu Phương - Phan Trâm/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập103
  • Hôm nay40,182
  • Tháng hiện tại1,050,483
  • Tổng lượt truy cập92,224,212
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây