Học tập đạo đức HCM

Hương Sơn mùa cắt “lộc”

Thứ sáu - 14/04/2017 11:41
Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Nguyễn Quang Thọ cho biết: “Thành công của việc đầu tư vốn tín dụng chính sách với việc phát triển nghề nuôi hươu theo hướng thâm canh đã khẳng định được tác dụng hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội ở địa bàn huyện miền núi biên giới.

Hằng năm, từ sau Tết Nguyên đán đến hết tháng 7 Âm lịch là mùa cắt “lộc”(nhung hươu) của người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh). Nuôi hươu đã và đang trở thành một nghề hấp dẫn, góp phần giúp bà con huyện miền núi biên giới Hương Sơn vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Nghề nuôi hươu đang phát triển mạnh ở huyện Hương Sơn

Hương Sơn hiện có tổng đàn hươu gần 31.000 con, trong đó có khoảng 15.000 con hươu đực đang vào thời kỳ cho lộc tốt, tập trung nhiều ở các xã Sơn Lâm, Sơn Quang, Sơn Giang, Sơn Quang...

Dự kiến, sản lượng lộc nhung hươu thu hoạch trong mùa năm nay đạt trên 12 tấn, cho nguồn thu trên 120 tỷ đồng. Ngoài bán lộc nhung hươu, năm nay người dân ở Hương Sơn còn bán được khoảng 5.000 con hươu giống đực và cái, với giá hươu giống đực bình quân 4 - 5 triệu đồng/con, thậm chí có con trên 10 triệu đồng; hươu cái 2 - 3 triệu đồng/con.

Trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, Hương Sơn xác định hươu là giống nuôi chủ lực của địa phương, là mũi nhọn trong phát triển kinh tế được bà con nhân dân chú trọng trong nhiều năm qua. Ngoài chính sách của tỉnh, hằng năm huyện còn ban hành chính sách hỗ trợ người chăn nuôi hươu về xây ựng chuồng trại, mua con giống, trồng cỏ VA06 thức ăn thích hợp cho hươu...

Cụ thể, đối với những hộ chăn nuôi mới từ 20 con hươu trở lên và trồng 0,1ha cỏ được hỗ trợ 20 triệu đồng. Hộ nuôi từ 100 con trở lên và cam kết ổn định đàn ít nhất trong 3 năm kể từ ngày nghiệm thu, đồng thời trồng 1ha cỏ được hỗ trợ 150 triệu đồng. Đến thời điểm này, huyện Hương Sơn đã phát triển được 207 mô hình nuôi hươu, trong đó có 200 mô hình nuôi từ 10 - 30 con, 6 mô hình nuôi từ 50 - 70 con và đặc biệt có 1 mô hình nuôi 100 con.

Ngoài những chính sách kích cầu của tỉnh, của huyện thì tín dụng chính sách đã và đang đồng hành cùng những người nuôi hươu. Theo ông Phan Văn Khanh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện, Hương Sơn hiện có trên 8.000 hộ nuôi hươu, hầu hết được tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, trong đó không ít hộ nghèo lập nghiệp nghề nuôi hươu từ tín dụng chính sách như gia đình chị Nguyễn Thị Nhàn ở thôn Khe Cò, xã Sơn Lễ là ví dụ điển hình.

Năm 2011, gia đình chị Nguyễn Thị Nhàn được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 10 triệu đồng. Ở thời điểm đó, số tiền này đủ mua 2 con hươu giống để gia đình nghèo sau cơn hoạn nạn về lũ lụt làm lại từ đầu. Chăm chỉ và làm ăn có kế hoạch, gia đình chị Nhàn thường xuyên có thu nhập từ bán hươu giống, nhung hươu và thoát nghèo.

Cuối năm 2015 được Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp sức, cho vay 30 triệu đồng hộ cận nghèo, chị dồn vốn đầu tư phát triển đàn trâu bò. Sự đồng hành bền lâu và hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp gia đình chị từng bước vươn lên, trở thành mô hình kinh tế điển hình của xã Sơn Lễ, với đàn gia súc trên 15 con (gồm cả hươu, trâu và bò).

Gia đình anh Phan Văn Tuất ở xóm Lâm Đồng, xã Sơn Lâm trước đây chủ yếu sống bằng nghề chài lưới đánh bắt cá trên sông Ngàn Phố. Nhưng do nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, gặp nhiều rủi ro do thời tiết thất thường nên kiếm được đủ ăn khá vất vả. Trong khi đó, nhiều hộ trong thôn, trong xã có nghề truyền thống trồng cây ăn quả, nuôi hươu nên cuộc sống khá giả. Anh Tuất muốn phát triển nghề nuôi hươu nhưng chi phí cao, không có vốn đầu tư nên đành chịu.

Năm 2009, Ngân hàng Chính sách xã hội có chủ trương cho người dân vay vốn từ Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm để phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại. Không bỏ lỡ cơ hội, anh Tuất tham gia sinh hoạt Tổ tiết kiệm và vay vốn do Hội Nông dân quản lý và được hướng dẫn làm đơn vay vốn chính sách.

Anh Tuất cho hay: “Cán bộ tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội đã về tận xã giải ngân cho gia đình anh cùng nhiều hộ khác trong thôn, xóm và gia đình anh được vay 30 triệu đồng với lãi suất ưu đãi”.

Có đồng vốn trong tay, anh xây dựng chuồng trại, mua hươu giống về nuôi. Sau hơn 2 năm chăm sóc, gia đình anh thu hoạch được 8kg nhung, bán với giá bình quân 10 - 11 triệu đồng/kg, sau khi trừ chi phí anh còn thu lãi trên 50 triệu đồng. Ngoài phát triển chăn nuôi hươu lấy nhung, anh Tuất còn cung cấp hươu giống cho các hộ dân trên địa bàn và các huyện lân cận. “Nếu không có nguồn vốn cho vay của NHCSXH thì gia đình tôi cứ quẩn quanh mãi với cái nghèo trên sông Ngàn Phố”, anh Tuất khẳng định.

Ngày xưa, Sơn Lâm vốn là chốn thâm sơn. Ngày nay, được mệnh danh là “vựa hươu”, “xã hươu” của huyện Hương Sơn. Toàn xã có 650/801 hộ nuôi hươu (trên 80%), với tổng đàn gần 2.800 con; xã có trên 50 mô hình nuôi hươu có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Nguyễn Quang Thọ cho biết: “Thành công của việc đầu tư vốn tín dụng chính sách với việc phát triển nghề nuôi hươu theo hướng thâm canh đã khẳng định được tác dụng hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội ở địa bàn huyện miền núi biên giới. Đây là động lực mở ra hướng đi mới, giảm nghèo bền vững và làm giàu nhanh để địa phương thực hiện thành công Đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân trong tiến trình xây dựng nông thôn mới”.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập824
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm823
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại759,630
  • Tổng lượt truy cập93,137,294
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây