Học tập đạo đức HCM

Kỳ Anh: Đóng bổ sung quỹ để vào lại tổ chức hội

Chủ nhật - 24/01/2016 21:16
Đến làm việc tại xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, chúng tôi phát hiện ở địa phương này 1 chuyện thú vị.
Đó là có khá nhiều người xin đóng bổ sung các khoản quỹ của Hội Nông dân (ND) để được vào sinh hoạt lại. Nguyên nhân là trước đó có một số người từng là hội viên, nhưng do điều kiện gia đình, chuyển đi sinh sống với con cái, hay đi làm ăn ở các tỉnh, nay về quê muốn tiếp tục tham gia sinh hoạt Hội ND. Có người đã đi từ năm 2012, nay đã 4 năm vẫn xin đóng bổ sung các khoản quỹ hội.

Chúng tôi hỏi “Vào Hội ND được gì mà ở đây có nhiều người sẵn sàng đóng bổ sung các khoản quỹ?”. Chị Lê Thị Bình – Chi hội trưởng chi hội thôn Bắc Tiến cho hay: “Vào sinh hoạt tổ chức hội được cả quyền lợi vật chất lẫn tinh thần”. Để làm rõ điều mình nói, chị cho biết, tham gia sinh hoạt được Hội phối hợp cho vay vốn từ Ngân hàng CSXH, từ Quỹ HTND, quỹ chi hội; nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ ngày công, thăm hỏi của các hội viên khi gặp khó khăn, ốm đau; được đi tham quan học tập các mô hình…

Chị Bình cho biết thêm, hiện tại chi hội Bắc Tiến phối hợp Ngân hàng CSXH cho hội viên vay 1,68 tỷ đồng vốn tín dụng chính sách; quỹ chi hội có 23 triệu đồng cho 6 hộ vay, vừa rồi trích một phần cho hội viên đi tham quan các mô hình sản xuất.

Bằng những việc làm và hoạt động sôi nổi, thiết thực của các chi hội, những ai không vào sinh hoạt cảm thấy mình đơn lẻ, đứng ngoài cuộc khi Hội ND tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, đi tham quan…; cảm thấy cô đơn khi ốm đau, hay gia đình có việc hệ trọng. Chính vì vậy, mặc dù đây là xã miền núi nhưng Kỳ Thượng có tỷ lệ nông dân tham gia vào tổ chức hội đạt hơn 85%.

Qua câu chuyện này, chúng tôi cho rằng, để động viên ND tham gia tổ chức hội, ngoài việc tuyên truyền vận động, thì tổ chức hội cần đẩy mạnh các hoạt động mang lại quyền lợi vật chất và tinh thần thiết thực cho hội viên. Nếu phong trào hoạt động của hội tẻ nhạt, nông dân vào hội không được hưởng quyền lợi gì, mà còn phải đóng góp các khoản quỹ, phí, thì dù có tuyên truyền, động viên họ cũng không vào…

Theo xaluan.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập847
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại763,066
  • Tổng lượt truy cập93,140,730
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây