Học tập đạo đức HCM

Xã Kỳ Xuân đẩy mạnh phát triển du lịch biển

Thứ tư - 09/03/2016 22:22
Phát huy tiềm năng lợi thế của 1 xã vùng ven biển, trong những năm gần đây, xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) đã khai thác tiềm năng để đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, thương mại, dịch vụ du lịch biển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống cho bà con nhân dân...
Kỳ Xuân là xã nằm ở vùng biển ngang, đất đai sản xuất nông nghiệp hạn hẹp, do đó, phát triển du lịch biển được xem là một trong những mũi nhọn của xã Kỳ Xuân, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn mới. Với bờ biển dài 13km, đây là một trong những bãi biển vẫn còn  giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ, nước biển trong xanh với bờ cát dài và trắng mịn nối từ xã Cẩm Lĩnh (huyện Cẩm Xuyên đến xã Kỳ Phú).

Những năm gần đây, biển Kỳ Xuân đã thu hút khá đông một lượng du khách ở khắp mọi nơi đổ về, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều bà con ngư dân. Ngoài vẻ đẹp hoang sơ, biển Kỳ Xuân còn được du khách biết đến với những món ăn đặc sản mà ít còn vùng biển nào được thiên nhiên ban tặng như đó là chim Cu Kỳ, Cụp, tôm hùm… là những đặc sản nổi tiếng ở biển Kỳ Xuân.



Bãi biển Kỳ Xuân với vè đẹp hoang sơ

Biển Kỳ Xuân có 5 bãi gồm bãi Lào, bãi Cay, bãi Xuân Thắng, Xuân Phú, Nguyễn Huệ. Mỗi bãi có một thế mạnh và thuận lợi riêng để phát triển. Nếu như bãi Lào thuận lợi cho việc du lịch sinh thái thì 4 bãi còn lại thuận lợi cho phát triển bãi tắm.

Dọc trên bãi biển, xã đã xây dựng được hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ (8 nhà hàng, 1 nhà nghỉ) phục vụ cho khách đến tham quan. Năm 2015, biển Kỳ Xuân đã đón trên 20.000 lượt khách đến du lịch. Đặc biệt, với tính cách con người thân thiện, mến khách càng giúp Kỳ Xuân thu hút khách về với vùng biển này.

Không chỉ phát triển du lịch, kinh tế biển cũng được tập trung phát triển. Hiện tại trên địa bàn xã có 105 tàu thuyền to nhỏ các loại, trong đó có 3 thuyền có công suất từ 250 - 300CV đánh bắt xa bờ, 15 chiếc có công suất từ 48 - 90CV, số còn lại đánh bắt gần bờ. Tổng doanh thu chiếm khoảng 113 tổng thu nhập trên toàn xã.

Bên cạnh phát triển du lịch, kinh tế biển thì Kỳ Xuân cũng đẩy mạnh công tác tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng chuyển dịch sản xuất tập trung tận dụng các sườn đồi, đầu tư các trang trại chăn nuôi để có thể phục vụ cho ngành du lịch vào mùa đông tạo thành một chuỗi khép kín.

Với tiềm năng lợi thế của bãi biển Kỳ Xuân, Nghị quyết Đảng bộ xã giai đoạn 2015 - 2020 xác định tập trung vào phát triển kinh tế biển, tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ, du lịch biển lên 63%; xây dựng Kỳ Xuân trở thành trung tâm dịch vụ du lịch biển của huyện Kỳ Anh.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Lĩnh - Chủ tịch UBND xã Kỳ Xuân cho biết: “Những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong nhiệm kỳ tới là khá cao nhưng hoàn toàn khả thi, bởi khi tuyến quốc lộ ven biển Thạch Khê - Vũng Áng đi qua địa bàn xã hoàn thành, không chỉ rút ngắn khoảng cách từ địa phương đến trung tâm kinh tế lớn của tỉnh (TP Hà Tĩnh và thị xã Kỳ Anh) mà còn là điều kiện lý tưởng kết nối, phát triển tiềm năng du lịch biển Kỳ Xuân - một bãi biển đẹp, hoang sơ chưa được đánh thức. Cùng với đó, tuyến đường chạy dọc bờ biển nối liền với các xã trong vùng cũng sẽ phát huy được tối đa công năng trong phát triển nuôi trồng, chế biến thủy - hải sản. Đây chính là điểm nhấn, là trục xoay phát triển kinh tế, kỳ vọng mang lại bước đột phá trong nhiệm kỳ tới”.



 
Một góc xã Kỳ Xuân

Hiện nay để phát triển hơn nữa, ngoài sự nỗ lực cố gắng của địa phương thì Kỳ Xuân đang rất cần kinh phí đầu tư xây dựng nâng cấp hệ thống giao thông kết nối từ xã đến QL1A, chiều dài khoảng 7km để thuận tiện cho khách đi lại. Hy vọng, trong tương lai gần, du lịch biển Kỳ Xuân sẽ trở thành một trong những điểm đến không thể thiếu của du khách trong những ngày hè.
Theo Bùi Thu/phuongnam.net.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập841
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại743,260
  • Tổng lượt truy cập93,120,924
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây