Học tập đạo đức HCM

Đến với cam Khe Nu Câu chuyện sản phẩm OCOP của anh thương binh 1/4

Thứ tư - 25/11/2020 05:31
Một vùng đất đồi núi đang từng bước được chuyển mình, một loại cây trồng đang mở ra một hướng đi mới cho những người nông dân, đó chính là cam Khe Nu Thanh Nguyêt ở xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh
1 87

Nếu như ở huyện Hương Khê có cam Khe Mây nổi tiếng, thì giờ đây ở vùng đất thiên tai khắc nghiệt miên núi Kỳ Sơn, Kỳ Anh đã dần hình thành nên một vùng sản xuất chuyên canh mang tên cam Khe Nu. ít ai có thể biết được rằng trước đây Khe Nu ở Sơn Trung 2 xã Kỳ Sơn là những vùng đồi núi người dân chủ yếu trồng rừng nguyên liệu. Nhận thấy những tiềm năng và lợi ở vùng đất đồi núi này, người thương binh ¼ đã đầu tư trồng gần 08 ha, với trên 3 nghìn gốc cam chanh. Dưới những bàn tay chăm bón tỷ mẫn của anh chị Thanh Nguyệt, sau gần 5 năm vườn cam ở Khe Nu nay đã trĩu quả, chín mọng mang hương vị của riêng mình và đạt tiêu chuẩn sạch, an toàn.

2 4

Sau mỗi vụ cam anh chị lại cắt cành, tỉa cây, cuốn gốc theo đúng quy trình kỷ thuật và bón phân đúng thời điểm để năm sau cây cam tiếp tục cho quả đều. Năm 2020 nay, cam Khe Nu cho năng suất từ 3 đến 4 tấn/1ha với giá bán bình quân 25 nghìn/kg, mang lại thu nhập trên 100 triệu đồng/1 vụ. Đó là những thành quả của cam Khe Nu Thanh Nguyệt đã cần cù khai hoang, phục hóa để biến sức người sỏi đá cũng thành cơm. Có được thành quả ngày hôm nay cam Khe Nu Thanh Nguyệt, xã Kỳ Sơn đã áp dụng đúng quy trình khoa học kỷ thuật trồng theo hướng Vietgap để tạo ra sản phẩm sạch, ATVSTP đến với người tiêu dùng ở trong và ngoài tỉnh. Đến với cam Khe Nu chúng ta sẽ được thưởng thức hương vị ngọt thanh hết sức đặc biệt của những vườn cam trĩu quả. Điều đặc biệt đó là quy trình sản xuất được khép kín đáp ứng các tiêu chí về ATTP từ khi trồng chăm sóc đến khi chế biến và đóng gói sản phẩm. Với một tư duy mới trong sản xuất nông nghệp sạch, cam chanh Khe Nu Thanh Nguyệt đang hướng tới và mở rộng diện tích trồng lên hàng chục hecta, đồng thời kết nối với các cơ sở kinh doanh, các nhà tiêu dùng để đưa cây cam chanh Khe Nu Kỳ Sơn trở thành một thương hiệu nông sản có uy tín đến với người tiêu dùng trong cả nước.

3 60

Để có được mô hình cam chanh Khe Nu đạt ATVSTP anh thương binh ¼ Lê Văn Thành luôn quan niệm rằng “đối với thương hiệu bây giờ không chỉ là hình ảnh mà đó là chất lượng của sản phẩm, phát triển cây cam theo hướng hữu cơ bền vững đang là hướng đi đúng đắn mang lại hiệu quả lớn lao cho một vùng đất hoang hóa đồi núi trước đây”.

4 50

Nằm sâu trong thung lũng Nhe Nu hôm nay là những đồi cam bạt ngàn trĩu quả mang  một hương vị đặc trưng của núi rừng miền sơn cước. Điều đó không chỉ làm thay đổi diện mạo của một xã miền núi xa xôi, hẻo lánh mà còn mang lại lợi ích vô cùng to lớn góp phần cải thiện đời sống của người dân nông thôn. Để đưa cam Khe Nu có được chỗ đứng trên thị trường thì không chỉ có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bao bì mẫu mã đúng tiêu chuẩn... mà quan trọng là qua đó đã phản ánh được dấu ấn của địa phương, đề cao được các giá trị truyền thống của vùng đất đồi núi Kỳ Sơn. Điều đặc biệt hơn đó là sản phẩm cam Khe Nu với những quả to tròn, vàng óng vị lại ngọt ngào khó có nơi nào sánh được đã được tạo nên nơi chính mảnh đất Khe Nu, Kỳ Sơn để khi đi xa ai cũng luôn nhớ về cam Khe Nu Thanh Nguyệt Kỳ Anh./.

Bài: Thúy Nga - Phạm Tuấn - Anh Đức/http://kyanh.hatinh.gov.vn/
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập188
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm182
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại826,714
  • Tổng lượt truy cập88,181,784
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây