Học tập đạo đức HCM

Kinh nghiệm về huy động nguồn lực xây dựng NTM ở Nghi Xuân

Thứ ba - 16/01/2018 02:43
Cùng với phong trào xây dựng NTM trong toàn tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghi Xuân xác định công cuộc xây dựng NTM là nhiệm vụ lớn, trọng tâm và phải hoàn thành trong giai đoạn 2015 – 2020. Quyết tâm này được thể hiện rõ trong Nghị quyết của Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XXI, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện khóa XX và xuyên suốt trong kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm.

Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tham quan NTM tại Nghi Xuân

 

Năm 2017, khởi đầu với muôn vàn khó khăn thử thách. Đó là thiên tai, mất mùa, sự trượt giá các mặt hàng nông, thủy sản, những hậu quả chưa được giải quyết của sự cố môi trường biển...Tuy nhiên, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở ngành cấp tỉnh và đặc biệt là sau khi Đề án xây dựng huyện đạt chuẩn NTM được tỉnh nhất trí thông qua với những cơ chế, chính sách đặc thù nhằm giúp Nghi Xuân có thể phát huy cao nhất các nguồn lực tại chỗ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghi Xuân đã triển khai thực hiện lộ trình xây dựng NTM với quyết tâm cao nhất nhằm đưa Nghi Xuân trở thành một trong những điểm sáng trong phong trào xây dựng NTM.

Nhiệm vụ quan trọng và khó khăn nhất chính là vấn đề huy động nguồn lực. Bên cạnh các nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, mặc dù Nghi Xuân có được sự quan tâm ưu tiên rất lớn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, của tỉnh, tuy nhiên huyện luôn xác định nguồn lực quan trọng nhất chính là nội lực. Lợi thế rất lớn của huyện chính là các cơ chế chính sách đặc thù của tỉnh dành cho huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM. Những cơ chế chính sách này đã không chỉ giúp huyện phát huy được tối đa nội lực của mình mà còn tạo nên một sự cổ vũ rất lớn về tinh thần giúp Nghi Xuân khẳng định mạnh mẽ hơn quyết tâm lớn của mình trong công cuộc xây dựng NTM.

Khi xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí xây dựng huyện đạt chuẩn NTM cũng như từng địa phương, Nghi Xuân đã xây dựng một lộ trình rất cụ thể kèm theo cơ chế để tạo nguồn lực cho các xã, xác định rõ cần bao nhiêu? các nguồn lực huy động? thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực? Từ đó giúp các địa phương định hướng được một cách rõ ràng từng bước đi và có những giải pháp căn cơ, khả thi với những nguồn lực cần huy động.

Nhân dân chung sức tham gia xây dựng NTM

Phong trào NTM chỉ có thể thành công khi người dân thực sự là chủ thể. Trong mọi nguồn lực để xây dựng NTM thì nguồn lực lớn nhất, quan trọng nhất chính là nhân dân, sức mạnh to lớn nhất chính là lòng dân. Nguồn lực này chỉ có thể phát huy và phát huy một cách tối đa khi chúng ta phát huy hết vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới, giúp người dân nhận thức rõ: Nông thôn mới phải là “Nông thôn của khát vọng khởi nghiệp, làm giàu, thu hút các nguồn lực phát triển và lan tỏa các giá trị bền vững; nông thôn của một thế hệ nông dân trí thức, dám nghĩ, dám làm, đổi mới sáng tạo…” (trích Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc). Từ đó biến người dân thực sự trở thành chủ thể của phong trào xây dựng NTM trên chính quê hương của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Dễ vạn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, bất cứ là việc gì, khi người dân chưa vào cuộc thì cũng rất khó, đặc biệt là xây dựng NTM thì người dân không chỉ vào cuộc mà còn phải đóng vai trò chủ thể. Như vậy, họ phải là người xây dựng kế hoạch lộ trình, phải là người đưa ra các giải pháp và phải là lực lượng tham gia trong tất cả các nhiệm vụ đề ra. Khi lòng dân đã thuận thì sức mạnh là vô cùng. Muốn làm tốt việc này, vấn đề phát huy dân chủ cơ sở là vô cùng quan trọng, trong mọi việc phải để “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân thực hiện”. Chỉ khi nào người dân thấy được ý nghĩa lớn nhất của xây dựng NTM là để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, thấy được vai trò và trách nhiệm của họ trong công cuộc đó, họ sẽ làm và làm một cách tích cực, tự giác nhất. Thực tế cho thấy, trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, chỉ cần người dân vào cuộc thì những khó khăn được giải quyết một cách cơ bản. Nguồn lực quan trọng và cơ bản nhất chính là trí tuệ là công sức của nhân dân, sức dân chính là công, là tiền, là tài sản, là nguồn lực to lớn và dồi dào nhất mà ở đâu phát huy được cao nhất thì ở đó phong trào xây dựng NTM đạt kết quả tốt nhất. Thực tế xây dựng NTM ở Nghi Xuân đã chứng minh rất rõ điều này: Đó là xây dựng đường giao thông nông thôn với nhưng tuyến đường liên thôn, liên xã xanh – sạch – đẹp, đó là giữ gìn vệ sinh môi trường, đó là xây dựng các khu dân cư mẫu, vườn mẫu, đó là xây dựng các thiết chế văn hóa, môi trường văn hóa, sinh hoạt văn hóa cộng đồng...

Mục tiêu và ý nghĩa lớn nhất trong xây dựng NTM chính là phát triển KT-XH, nâng cao đời sống người dân. Người dân cũng chỉ thật sự vào cuộc khi họ nhìn thấy được, cảm nhận được, hấp thụ được những giá trị của NTM, khi nhưng giá trị của NTM làm thay đổi cuộc sống của gia đình họ, bản thân họ. Thu nhập đầu người, giá trị sản xuất, số lao động có việc làm phải tăng, các chế độ chính sách và phúc lợi xã hội phải được bảo đảm...

Để làm được điều này, thời gian qua, Nghi Xuân rất chú trọng phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của huyện, cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch ngành, vùng; quy hoạch các khu chức năng, đô thị, cụm công nghiệp, khu du lịch; tập trung chăm lo phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch một cách mạnh mẽ với bước đi, cách làm năng động, sáng tạo; chăm lo phát triển nông nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ phát triển các mô hình kinh tế, mô hình HTX, THT... Đồng thời, quyết tâm đưa Nghi Xuân trở thành vùng đất hấp dẫn và thu hút đầu tư, huyện đã tổ chức quảng bá và Hội nghị xúc tiến đầu tư. Qua đó, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nhìn thấy được những tiềm năng kinh tế trên mảnh đất giàu văn hóa này. Nghi Xuân thực sự là mảnh đất rất giàu tiềm năng cần được khai thác, đó là những tiềm năng đến từ thế đất, thế sông, thế biển nhưng hơn hết vẫn là những tiềm năng từ con người với một bề dày lịch sử, văn hóa xuyên suốt nhiều thời đại.

Với chủ trương xây dựng phát triển kinh tế trên nền tảng phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt việc bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Thực tế cho thấy, đây là một hướng đi đúng của Nghi Xuân. Cùng với đẩy mạnh phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, các hoạt động văn hóa mang tính bản sắc, đặc trưng của Nghi Xuân được quan tâm, bảo tồn và phát triển, các hoạt động văn hóa đậm chất làng xã này đã giúp người dân được chăm sóc đầy đủ hơn về tinh thần, tạo nên một màu sắc văn hóa tích cực cho mỗi làng quê, xoa dịu những nhọc nhằn và cả những mâu thuẫn phát sinh, làm thắm thêm tình làng nghĩa xóm và sự gắn kết cộng đồng. Với các CLB văn nghệ dân gian ở mỗi thôn xóm, người dân được hát cho nhau nghe, những câu hò điệu ví tưởng có những lúc đã vắng bóng bỗng trở thành giai điệu cuộc sống quê hương, góp thêm một giá trị rất ý nghĩa trong bộ tiêu chí NTM của huyện.

Cũng từ đây, sự giàu thêm các giá trị văn hóa truyền thống đã làm giàu thêm các giá trị văn hóa của Nghi Xuân. Cùng với Khu di tích đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, Khu du lịch biển Xuân Thành với hệ thống sân golf, trường đua chó và hệ thống khách sạn nhà hàng sẽ được tiếp tục được đưa vào hoạt động, các tua tuyến du lịch trải nghiệm NTM được hình thành một cách rất tự nhiên kết nối với các khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu đầy hấp dẫn và hứa hẹn mang lại giá trị kinh tế cao... Mảnh đất Nghi Xuân trở nên hấp dẫn và đáng nhớ hơn. Hiện nay, huyện đang nghiên cứu triển khai mô hình du lịch Homestay, tin rằng một ngày không xa Nghi Xuân thực sự trở thành miền quê đáng sống.

Những nguồn lực văn hóa đã trở thành nguồn lực kinh tế khi Nghi Xuân được đón hàng vạn lượt khách tham quan trong và ngoài nước mỗi năm, rất nhiều những doanh nghiệp lớn đã về nghiên cứu, đầu tư trên địa bàn, điều này đã làm tăng giá trị của bất động sản như giá đất đai, nhờ đó làm tăng thêm các nguồn lực kinh tế cho phong trào xây dựng NTM.

Bên cạnh tập trung phát huy nội lực thì Nghi Xuân cũng đặc biệt chú ý phát huy nguồn lực xã hội hóa và có thể nói rằng, trong năm qua, nguồn lực này đã được phát huy rất tốt. Sau buổi phát động xây dựng NTM của huyện, đã có hơn 29 tỷ đồng và đến cuối năm đã có hơn 40 tỷ đồng từ các doanh nghiệp, con em Nghi Xuân trên địa bàn và đang công tác xa quê và hàng ngàn mét vuông đất, hàng rào đã được hiến tặng. Có nhiều địa phương đã huy động và phát huy tốt nguồn lực này.

Để làm tốt yêu cầu xây dựng NTM nói chung và phát huy nội lực nói riêng, Nghi Xuân cũng đã rất chú trọng đến việc tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ cơ sở về chỉ đạo xây dựng NTM về kiến thức, kỹ năng lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm xây dựng NTM, tăng cường một số cán bộ trẻ của huyện về những địa phương khó khăn. Trong thời gian qua, có thể nói hầu hết các cán bộ từ cấp huyện đến các địa phương đều đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo chỉ đạo của mình trong xây dựng NTM. Họ đã thực sự sống cùng với dân, làm việc cùng dân, đồng hành với vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu cùng dân trong mọi hoạt động, gắn bó vai trò trách nhiệm của mình cùng với phong trào xây dựng NTM.

Với nhận thức, cách làm sáng tạo trong quá trình huy động nguồn lực, Nghi Xuân đã hoàn thành kế hoạch xây dựng NTM năm 2017 để có thêm 6 xã về đích NTM, đưa số xã đạt chuẩn NTM trong toàn huyện lên 14 xã, đạt trên 80%. Để hoàn thành mục tiêu huyện đạt chuẩn trong năm 2018, Nghi Xuân vẫn còn rất nhiều việc phải làm, rất nhiều khó khăn còn ở phía trước. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo chỉ đạo và sự quan tâm đặc biệt của Ban chỉ đạo tỉnh, lãnh đạo tỉnh và các sở, ban ngành cấp tỉnh cũng như sự quyết tâm nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghi Xuân, tin rằng Nghi Xuân sẽ về đích NTM đúng theo mục tiêu và lộ trình đã xây dựng.

Theo Nguyễn Hải Nam

Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện
(Nguồn nghixuan.hatinh.gov.vn)

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập318
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm317
  • Hôm nay52,332
  • Tháng hiện tại827,610
  • Tổng lượt truy cập92,001,339
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây