Học tập đạo đức HCM

Trang trại kiểu mẫu dưới chân núi Yên Ngựa ở xã Cương Gián

Chủ nhật - 03/07/2016 06:26

Trang trại kiểu mẫu dưới chân núi Yên Ngựa ở xã Cương Gián

Từ tỉnh lộ 22 /12, qua cầu sông Mỹ Dương chạy xe theo đường nhựa trước cổng đền Cồn Mô dưới chân núi Yên Ngựa, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân( Hà Tĩnh) là mô hình trang trại kiểu mẫu của ông Dương Thanh Tân, một nông dân nổi tiếng vượt khó sản xuất chăn nuôi giỏi, được bình chọn, cử đi báo cáo thành tích trong các hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước xây dựng NTM, NTM kiểu mẫu của tỉnh, điểm tham quan học tập rất hấp dẫn về những mô hình mẫu trong xây dựng NTM.

 

Những khó khăn buổi đầu dựng nghiệp

Dương Thanh Tân sinh năm 1960, trú ở thôn Nam Sơn, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân ( Hà Tĩnh), là người lính cụ Hồ đầy nhiệt huyết,  hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trở về địa phương và lập gia đình với một cô gái nơi làng biển nghèo khó . Vợ chồng ông đông con, hoàn cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, tưởng chừng không vượt qua cơn bỉ cực .

Hoàn cảnh nghèo khó đã làm ông nhiều đêm không ngủ, trăn trở tìm biện pháp đưa gia đình thoát cái vòng “luẩn quẩn” đói nghèo. Xuất thân từ con nhà nông, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và chăn nuôi. Phát hiện thế mạnh của vùng ven chân núi Yên Ngựa có đất đai phì nhiêu đang bị bỏ hoang hóa chưa ai khai phá, ông Tân bàn kỹ lưỡng với vợ, rồi lập kế hoạch đề án phát triển trang trại sản xuất nông nghiệp, kết hợp với trồng rừng nguyên liệu và chăn nuôi gia súc, gia cầm , nuôi cá nước ngọt.

Nghĩ sao làm vậy, ông Dương Thanh Tân lập dự án đề nghị Đảng ủy, UBND xã Cương Gián chuyển đổi diện tích đất trang trại của tổ hợp sản xuất của hợp tác xã và 6 lao động, giao cho gia đình mình nhận để làm mô hình trang trại kiểu mẫu ,trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn trái, đào ao thả cá, xây dựng chuồng trại chăn nuôi trâu bò,dê và vịt. Dự án của ông được xã chấp nhận phê duyệt, tạo điều kiện giúp đỡ ,hộ trợ mọi mặt . Thấy rừng có đất, ông bàn với một số anh em trong thôn đề nghị UBND xã và hạt kiểm lâm huyện Nghi Xuân giao đất trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc. Thực hiện sản xuất và trồng rừng, ông và gia đình đã lao động cật lực,thuê nhân công suốt ngày đêm cải tạo san lấp mặt bằng để có cơ ngơi trang trại này.

Về nguồn đầu tư trang trại, ông Tân vay 200 triệu đồng của quỹ tín dụng Cương Gián, đồng thời vay 200 triệu đồng của ngân hàng chính sách và ngân hàng nông nghiệp huyện Nghi Xuân. Từ chỗ diện tích của mô hình chỉ có 1 ha, vợ chồng ông vay thêm 500 triệu đồng, thuê nhân công lao động cải tạo đất hoang hóa, mở rộng quy mô trang trại lên gấp nhiều lần so với trước đó. Theo số liệu thống kê trang trại của ông có diện tích 20 ha cây công nghiệp với 30 vạn cây lấy gỗ như keo và bạch đàn đã xanh tốt và vườn cây ăn trái, 20 con bò sinh sản và 30 con dê. Trang trại kiểu mẫu này còn có 2 ha chè xanh, 0,5 ha cây ăn quả như cam chanh bưởi đào, 1,5 ha đào ao nuôi cá, 700m2 chuồng trại và nhà kho. Để phục vụ hoạt động sản xuất trong trang trại, ông Tân đã đầu tư kéo 3 km đường dây tải điện, máy cày, máy bơm, máy cắt cỏ,máy phun thuốc trừ sâu bệnh, các dụng cụ thú y phòng dịch cho đàn gia súc gia cầm.

Nhớ lại trong quá trình sản xuất mô hình đã gặp phải rủi ro vì thiên tai tàn phá , do mưa bão kéo dài, trang trại bị thiệt hại đáng kể, đáng kể cơn bão số 3 năm 2010 đã làm hàng vạn cây bị đổ, toàn bộ cá trong ao bị lũ ống cuốn trôi. Theo thống kê của ông, mức thiệt hại lên trên 500 triệu đồng. Toàn bộ vốn liếng,công sức đầu tư vào trang trại bị mất trắng, đã làm ông lâm vào cảnh  điêu đứng vì nợ nần.

Điển hình vượt khó làm giàu

Khó khăn không làm ông nản chí, mà “thua keo này bày keo khác” quyết làm giàu bằng được. Từ năm 2011 trở lại nay ,với bản lĩnh truyền thống của bộ đội cụ Hồ và thực hiện phong trào thi đua do Trung ương Hội Nông dân phát động “Chương trình hội viên tích cực tham gia phát triển kinh tế,xóa đói giảm nghèo,vươn lên làm giàu chính đáng”. Ông Dương Thanh Tân đã khắc phục mọi khó khăn do hậu quả của bão lụt gây ra như mất điện,thiếu vốn sản xuất... Với nghị lực quyết tâm “phải thoát khỏi cảnh nghèo đói” từ sức lực lao động bằng bàn tay cần cù chịu khó không kể mưa nắng,khối óc sáng tạo của mình.Ông tâm sự : “ Gia đình tôi xuất thân từ nhà nông, phải biết đứng lên từ trồng trọt và chăn nuôi để làm giàu chính đáng”.

Câu chuyện đói nghèo, lam lũ, đói khổ của gia đình ông Tân lùi về dĩ vãng , nhiều năm trở lại đây trang trại đang ăn nên làm ra . Nhờ có kế hoạch hợp lý, năm 2013 mô hình trang trại của ông Dương Thanh Tân đã đem lại hiệu quả đáng kể. Gia đình thoát cảnh đói nghèo, từng bước hoàn trả khoản nợ vay ngân hàng để đầu tư và bắt đầu có tích lũy với tổng thu nhập là 190 triệu đồng, trong đó có 60 triệu từ nuôi cá, 50 triệu nuôi bò sinh sản, 40 triệu từ nguồn thu gà vịt và 40 triệu từ chè xanh, cây ăn quả..  Năm 2015 – 2016, mô hình trồng bổ sung 400 - 500 gốc cam, chanh, ổi , 300 cây hoa đào, 200 cây mít, trồng 5 vạn keo lá tràm đất rừng vừa khai thác và 1 mẫu lúa . Về chăn nuôi, thả 16000 cá giống nước ngọt, 100 gia cầm, 35 con lợn trong đó 20 lợn rừng, 30 con bò sinh sản , 3 con trâu cày . Mô hình đang làm ăn có lãi, vừa khai thác 20 ha gỗ nguyên liệu, cho thu nhập 700 triệu đồng, thu hoạch 1 tấn thóc. Sản phẩm thu từ nguồn trồng trọt, chăn nuôi có tổng thu nhập khoảng 700 đến 800 triệu đồng . Hiện trang trại của ông Dương Thanh Tân có nguồn vốn trên 2 tỉ đồng.

Trang trại đã thu hút 10 lao động, có việc làm ổn định với mức thu nhập 3 triệu đồng mỗi người/tháng. Điều đáng nói ở ông Dương Thanh Tân là không chỉ biết làm giàu mà còn tích cực tham gia các phong trào xã hội tại địa phương như xây dựng quỹ khuyến học, hoạt động đền ơn đáp nghĩa và ủng hộ người nghèo. Mỗi khi có người đến trang trại của ông tham quan học hỏi kinh nghiệm làm ăn, ông Tân đều hướng dẫn rất tận tình để giúp họ tránh sự rủi ro thất bại mình từng gặp. Ông Dương Thanh Tân là điển hình tiên tiến , gương mẫu vượt khó trong sản xuất, mô hình mẫu để mọi người học tập./.

Nguồn Đặng Viết Trường/nghixuan.hatinh.gov.vn/nghixuan

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập473
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm471
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại842,038
  • Tổng lượt truy cập92,015,767
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây