Xã miền núi Đức Hương (Vũ Quang) trước đây là xã 135 (xã được hưởng chương trình phát triển KT-XH các địa phương đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi). Trong khó khăn, những người đứng đầu địa phương đã tận dụng, lồng ghép các nguồn hỗ trợ, ủng hộ, cùng với sự đồng lòng, quyết tâm của người dân, hệ thống thiết chế văn hóa đến nay đã được đầu tư đồng bộ, khang trang.
Đầu năm 2016, thôn Hương Phùng (xã Đức Hương) hoàn thành xây dựng nhà văn hóa thôn với giá trị lên đến gần 1 tỷ đồng. Trưởng thôn Phan Quốc Việt chia sẻ: Được hưởng các nguồn hỗ trợ của Nhà nước, người dân thôn đã đóng góp ngày công xây dựng nhà văn hóa với diện tích rộng gần 250 m2. Quá trình triển khai, thôn đã bàn bạc, tổ chức họp dân để thống nhất vị trí xây dựng, mức đóng góp phù hợp.
"Vừa tiến hành xây dựng hội quán, chúng tôi vừa tiếp tục kêu gọi các đơn vị, mạnh thường quân, con em ủng hộ kinh phí, vật chất và nhân công phục vụ tại các công trình. Tính ra, ngoài ngày công, người dân trong thôn đóng góp được hơn 160 triệu đồng, con em xa quê ủng hộ hơn 50 triệu đồng" - Trưởng thôn Phan Quốc Việt cho biết.
Ngoài ra, trong năm 2018, người dân Hương Phùng đã đóng góp xây dựng thêm hơn 400m bồn hoa dọc tuyến đường từ hội quán đến Tỉnh lộ 5 nhằm xây dựng khu dân cư kiểu mẫu; kêu gọi tài trợ bàn ghế ngồi phía trong hội quán thôn.
Gần Hương Phùng, nhà văn hóa thôn Hương Phố được xây dựng từ năm 2015, tổng trị giá đến 970 triệu đồng, trong đó, người dân đóng góp 20% kinh phí. Bên cạnh đó, thôn Hương Phố cũng đã cùng nhau xây dựng các thiết chế văn hóa khác, phục vụ đời sống tinh thần của người dân. Đặc biệt, các sân bóng chuyền, sân tập thể dục thu hút đông đảo người dân sử dụng, sinh hoạt hàng ngày.
Trưởng phòng Văn hóa & Thông tin huyện Vũ Quang, Phạm Cẩm Hà cho biết: Không chỉ Đức Hương, gần như các xã, thị trấn của Vũ Quang đã cơ bản hoàn thành xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ đời sống tinh thần nhân dân.
Đến nay, có 12/12 xã, thị trấn trong toàn huyện có nhà văn hóa, hội trường, đài truyền thanh, điểm bưu điện văn hóa đang hoạt động; 11/12 địa phương có sân vận động. Còn ở cấp thôn, có 79/79 thôn có nhà văn hóa (trong đó có 73 nhà đạt chuẩn về diện tích và quy mô chỗ ngồi), sân thể thao, 68 thôn có sân bóng đá. Cùng với đó, huyện hiện có 28 CLB thể dục thể thao, 6 CLB dân ca ví, giặm.
Để đạt được kết quả này, ngoài nguồn ngân sách bố trí hàng năm, huyện Vũ Quang khuyến khích xã hội hóa và kêu gọi sự đóng góp của nhân dân; lồng ghép từ các chương trình mục tiêu, dự án, ngân sách. Các công trình văn hóa do nhân dân tự tổ chức bàn bạc, thống nhất và giám sát, huyện có trách nhiệm định hướng và đồng hành thực thiện.
"Có thể nói rằng, những kết quả đạt được về mặt văn hóa đã góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại huyện Vũ Quang, đặc biệt là các tiêu chí 6, 16 và 20. Đồng thời, đây vừa là tiền đề, vừa là động lực để Vũ Quang sớm hoàn thành xây dựng huyện nông thôn mới" - Trưởng phòng Văn hóa & Thông tin, Phạm Cẩm Hà nói thêm.
Theo Dương Chiến/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;