Học tập đạo đức HCM

Lê Thị Đào tấm gương vượt khó để xây dựng vườn mẩu.

Thứ sáu - 12/05/2017 10:40
Mặc dù là phụ nữ đơn thân nuôi con một mình, nhưng chị Lê Thị Đào, thôn Hương Phố, xã Đức Hương luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống, gần gủi đoàn kết với bà con lối xóm và chịu thương chịu khó để phát triển kinh tế, xây dựng vườn mẫu NTM được mọi người tin yêu, mến phục. Chị là tấm gương sáng về phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Phát triển chăn nuôi, trồng cây ăn quả mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình chị Lê Thị Đào
Phát triển chăn nuôi, trồng cây ăn quả mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình chị Lê Thị Đào
Được sự giới thiệu của Hội LHPN xã Đức Hương, chúng tôi đến thăm gia đình chị Lê Thị Đào vào những ngày đầu tháng tư. Quảng đường khá xa, cộng với cái nắng oi bức đầu hạ đã khiến chúng tôi không khỏi rã rời, mệt mỏi. Tuy nhiên khi đến thăm gia đình, quang cảnh vườn mẩu xanh tươi, sum suê hoa trái, rau sạch hình như đã xua tan hết mọi sự mệt mõi ban đầu ấy. Đúng như lời giới thiệu, khu vườn  mẩu của gia đình chị Đào được quy hoạch khá bài bản và đẹp mắt. Ấn tượng nhất vẫn là giàn rau sạch được chị thiết kế từ đầu đến cuối ngõ với hàng chục loại rau “mắc võng” trên đầu như mướt hương, mướt đắng, bầu, bí, chanh leo… cạnh bên là hệ thống tưới nước tự động cho vườn rau sạch như rau cải, xà lách, cà tím, cà chua. Phía dưới là dãy cây ăn quả như cam, bưởi, xoài… Nhìn khung cảnh rất sạch sẽ, mát mẻ và gọn gàng. Bên ấm nước chè xanh với đĩa dưa chuột vừa mới thu hái ngoài vườn, chị Đào chậm rãi chia sẽ về cuộc sống cũng như quá trình xây dựng vườn mẩu của gia đình. Trong mạch cảm xúc vui buồn đan xen, chị kể: Sinh năm 1969 trong một gia đình nghèo có 4 chị em, nên ngay từ nhỏ cuộc sống của Chị Lê Thị Đào đã vô cùng vất vả khi phải đi làm thuê, làm mướn và ở nhờ người thân cho đến lúc 22 tuổi. Cuộc sống của chị tưởng sẽ hạnh phúc êm ấm hơn khi lập gia đình với một người đàn ông quê ở Đức Thọ. Tuy nhiên hạnh phúc không mĩm cười với chị khi gặp phải một người chồng không tốt. Chị đành ôm con trở về quê nhà sinh sống. Một mình, vừa nuôi con nhỏ, vừa bươn chải nuôi con với một mong muốn lo cho con ăn học đến nơi đến chốn để con có tương lai hơn sau này.
Hàng ngày, nắng cũng như mưa chị tần tảo đào đất lật cỏ, đi xin từng giống cây ăn quả để đưa về trồng. Cái khó của chị là lúc bấy giờ, vốn không có để mua cây giống và phân bón cho cây. Nhà neo người, một mình chị phải đào đất lật cỏ, suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để khai hoang, cải tạo cườn tạp. Thế nhưng không nản chí, chị cứ khai phá dần dần bằng chính sức lao động chân tay của mình. Mỗi năm đào một ít, từ chổ vườn hoang, cây cối rậm rạp đến nay sau hơn 10 năm năm cần cù, chăm bón, khu vườn của chị Lê Thị Đào đã quy hoạch bài bản với nhiều loài cây ăn quả có giá trị và các loại rau sạch. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, chị đã dành dụm, mua thêm gà, bò giống để gây dựng đàn. Đến nay khu vườn của chị đã  có trên 200 gốc cam, bưởi các loại, trong đó có hơn một nữa số cây đã cho thu hoạch. Ngoài ra chị còn nuôi thêm 2 con bò nái và hàng trăm con gà thịt. Nhờ cần cù, chịu khó, chịu khổ, chị đã từng bước vực dậy kinh tế gia đình đi lên, có điều kiện cho con ăn học đến nơi đến chốn. So với các gia đình khác trong thôn, thì kinh tế gia đình chị khá vững vàng. Con của chị, một cậu con trai khoẻ mạnh, như hiểu hoàn cảnh gia đình nên em đã rất thương mẹ, luôn cố gắng chăm ngoan, học tập tiến bộ, năm nào cũng đạt học sinh tiên tiến của trường THCS Liên Hương, em luôn được các thầy cô giáo và các bạn yêu mến. Ngoài thời gian đi học, những lúc rảnh rổi, em cũng đã phụ giúp mẹ làm những công việc gia đình. Hai mẹ con chị Đào luôn vui vẻ và gần gủi, đoàn kết với tất cả mọi người xung quanh.
Ngoài việc chăm sóc vườn cây ăn quả, những lúc có thời gian rảnh rỗi, chị Lê Thị Đào lại tất tả chạy ngược chạy xuôi, thu gom phế liệu để kiếm thêm tiền nuôi con.  Về cuộc sống đời thường chị Lê Thị Đào sống gần gủi, đoàn kết và luôn quan tâm giúp đỡ bà con lối xóm và luôn đi đầu trong các phong trào của địa phương và Hội phụ nữ phát động như phong trào xây dựng gia đình “5 không 3 sạch”, đóng góp quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học... Chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.  Nhất là  năm 2016, xã Đức Hương đăng ký về đích NTM, chị đã mạnh dạn đăng ký xây dựng vườn mẩu. Được sự quan tâm, hướng dẫn của các cấp các ngành, chị đã mạnh dạn xây dựng khu vườn mẩu cấp tỉnh. Chị đã  được tham gia các lớp tập huấn, được sự hướng dẫn tận tình của các cấp các ngành, cộng với hiện trạng sẵn có của khu vườn, chị đã quy hoạch và làm các công việc còn thiếu. Trong đó, với 20 triệu đồng tiền hổ trợ xây dựng vườn mẩu theo quy định, chị đã thuê nhân công, đổ 30 cột bê tông, mua thép giằng để làm giàn rau rạch. Ngoài ra chị còn lắp hệ thống tưới nước tự động, chuyển toàn bộ hệ thống chuồng trại chăn nuôi về phía sau nhà. Đến cuối năm 2016, vườn của chị là 1 trong 5 vườn mẩu của xã Đức Hương đạt chuẩn vườn mẩu cấp tỉnh. Chia sẽ về kinh nghiệm xây dựng vườn mẩu, chị Đào tươi cười cho biết, chị chẳng có bí quyết gì, thật ra chị rất thích làm vườn, vì vậy khi mua đất và xây dựng cuộc sống, chị đã tự mình quy hoạch cho phù hợp ngay từ đầu rồi. Vì vậy khi đăng ký xây dựng vườn mẩu, chị không phải làm gì nhiều nữa, vì cơ bản chị đã có từ trước đó.
Rời gia đình chị Đào, chúng tôi không khỏi lưu luyến và khâm phục trước nghị lực vượt qua số phận của người phụ nữ. Thành quả hôm nay mà chị có được đó là niềm tin và sự nổ lực vươn lên trong cuộc sống. Thành quả ấy đang là động lực để chị Đào tiếp tục phấn đấu xây dựng gia đình, quê hương ngày một ấm no, đổi mới.
 
Bích Hường
Đài Vũ Quang
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập346
  • Hôm nay51,146
  • Tháng hiện tại826,424
  • Tổng lượt truy cập92,000,153
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây