Học tập đạo đức HCM

Phát triển trồng cam hữu cơ trên vùng đất gò đồi

Thứ hai - 06/12/2021 09:43
Nhằm hướng đến một nền sản xuất sạch, bảo vệ môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng cũng như đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường, trong hai năm 2020-2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai xây dựng mô hình chuyển đổi trồng cam hữu cơ tại các huyện Vũ Quang và Hương Khê và đã mang lại hiệu quả rõ rệt, mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển bền vững của nghề trồng cam.

Năm 2021 là năm thứ hai Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh tiếp tục hỗ trợ 2 hộ ở xã Đức Lĩnh huyện Vũ Quang và 1 hộ ở xã Lộc Yên huyện Hương Khê, mỗi hộ 1ha chuyển đổi trồng cam theo hướng hữu cơ. Trong quá trình sản xuất, cán bộ Trung tâm Khuyến nông đã hướng dẫn người dân triển khai  áp dụng một số biện pháp, như: Chăm sóc bón phân đầy đủ, cân đối; sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ, hữu cơ vi sinhthường xuyên tỉa cành, tạo tán làm thông thoáng vườn; vệ sinh vườn, thu gom tiêu hủy tàn dư nhiễm sâu, bệnh; sử dụng bẫy sinh học để xua đuổi côn trùng chích hút.

bacff4cb 1114 9886 dbc8 f46074099279

Anh Lê Doãn Hùng phấn khởi được mùa cam

Anh Lê Doãn Hùng  ở thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh) là một trong những người tiên phong lên vùng đồi khe Xối Nác (thuộc địa phận xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang)  để lập nghiệp và trồng cam. Hiện nay, gia đình anh  đang có 3 ha cam, trong đó có 1 ha đã được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông chuyển sang canh tác theo hướng cam sạch, hữu cơ.

Anh Hùng chia sẽ: “Trước đây, tôi cũng như người trồng cam ở thôn Thanh Bình thường sử dụng phân hóa học để chăm sóc vườn cam, nhưng khoảng 2 năm trở lại đây, được sự hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh, gia đình tôi bắt đầu chuyển sang trồng cam hữu cơ, chỉ sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây”.

Cũng theo anh Hùng,  việc sản xuất theo hình thức này, người trồng phải mất nhiều công sức hơn, bởi quá trình bón phân, trị bệnh cho cây đều theo quy trình nghiêm ngặt. Vào thời điểm cam sắp thu hoạch, phải đầu tư lắp bóng UV vào buổi tối để bắt bướm lâm nghiệp và ngài chích hút quả để cam không bị rụng do côn trùng chích hút, quả cam mọng nước, ngọt, ít bị sâu bệnh.

Còn với anh Nguyễn Sinh Viên thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang cũng là một trong 3 hộ dân được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ thực hiện trồng cam hữu cơ. Theo như anh Viên chia sẻ, so với mô hình trồng cam bình thường, mỗi ha trồng cam hữu cơ sẽ chi phí cao hơn khoảng 20 triệu. Nhưng bù lại, cây cam hữu cơ ít sâu bệnh, giá bán cao hơn, đầu ra lại ổn định. Hiện nay, toàn bộ vườn cam của gia đình anh đã được thương lái từ các nơi như thành phố Vinh, Hà Nội, thành phố HồChí Minh đặt mua gần hết. Theo ước tính, trung bình mỗi ha đạt từ 6-7 tấn, hiện cam được thương lái thu mua tận vườn với giá từ 20.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí gia đình thu lãi từ 70-100 triệu đồng.

Từ thực tế các hộ tham gia mô hình cho biết, khi trồng theo hướng hữu cơ, cây cam đều, đẹp, quả to, chất lượng quả ngọt hơn và cam sẽ không chín ồ ạt mà kéo dài được thời gian treo quả. Không những thế, trồng cam hữu cơ góp phần bảo vệ môi trường, tạo độ phì nhiêu cho đất, đặc biệt bảo vệ sức khỏe cho người lao động, người tiêu dùng. Tuy nhiên, năm đầu cây có thể bị “sốc” do thay đổi chế độ chăm sóc, nên năng suất sẽ giảm, chi phí đầu tư có thể cao. Nhưng qua thời gian 2 năm, khi chủ động được phân bón, độ dinh dưỡng của đất đã tăng lên thì chi phí sẽ giảm đi rất nhiều. Theo ghi nhận, khi bán ra thị trường, giá cam hữu cơ cũng cao hơn giá cam sản xuất bình thường khoảng 5.000-7.000 đồng/ kg và được thị trường tin tưởng đón nhận.

Trong những năm qua, diện tích trồng cam tăng rất nhanh, đặc biệt đối với những vùng gò đồi  ở các địa phương như Vũ Quang, Hương Khê, Can Lộc đang được nhiều người dân các địa phương “khai hoang phục hóa” để  tạo nên những đồi cam trĩu quả. Để giúp người dân phát triển cây cam một cách bền vững, những năm qua, trung  tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã tập trung chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển sản phẩm cam như đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển cam,  kỹ thuật thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất cam theo hướng hữu cơ. Hiện nay phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã hình thành và phát triển trên địa bàn Hà Tĩnh, qua đó mô hình sản xuất cam hữu cơ cho thấy bước đầu đã đạt được những thành công nhất định, là minh chứng cho khả năng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn.

Ông Nguyễn Hữu Ngọc - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh cho hay: Với kết quả đạt được của mô hình sản xuất cam hữu cơ tại huyện Vũ Quang  và Hương Khê, vừa qua cả 03 ha cam của 3 hộ thực hiện mô hình đã được Công ty cổ phần chứng nhận Global Cert cấp giấy chứng nhận giai đoạn 1 chuyển đổi hữu cơ. Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng VietGAP và hữu cơ để góp phần nâng cao giá trị của cam chanh và một số sản phẩm cây có múi. Ngoài ra, Trung tâm còn tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, đưa sản phẩm cam tham gia các hội chợ tại các địa phương để thể giới thiệu sản phẩm cam chanh hữu cơ đến với đông đảo người tiêu dùng trong cả nước”.

Mô hình sản xuất cam hữu cơ đang thực sự mở ra triển vọng mới để nhân rộng, nhằm nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm cam chanh của địa phương đặc biệt, đây là hướng phát triển bền vững, biết khai thác hợp lý vùng đất gò đồi xưa nay để mang lại hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân./.

Theo Nguyễn Hoàn/sonongnghiep.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập75
  • Hôm nay32,449
  • Tháng hiện tại1,178,010
  • Tổng lượt truy cập92,351,739
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây