Học tập đạo đức HCM

"Chơi lớn" với ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh Đồng Nai xuất hiện nhiều tỷ phú nông dân

Thứ tư - 18/11/2020 22:51
Nhờ mạnh dạn ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất, hiện nay nhiều nông dân tỉnh Đồng Nai đã thành tỷ phú. Nếu ứng dụng công nghệ cao của Isarel thì 10 năm nữa giá trị sản phẩm nông nghiệp bình quân 1 ha ở tỉnh Đồng Nai sẽ đạt khoảng 350 triệu đồng, nông dân sẽ giàu hơn nữa.

Thời gian qua tỉnh Đồng Nai chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và có nhiều dự án lớn liên quan đến nông nghiệp. Đặc biệt mới đây tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quyết định nghiên cứu khả thi đề án về phát triển bền vững nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Israel.

10 năm nữa Đồng Nai có thành quả gì trong nông nghiệp nhờ ứng dụng công nghệ của Israel - Ảnh 1.

Vườn dưa hấu leo giàn ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của nông dân huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Mục đích là để tập trung vào những nông sản thế mạnh của Đồng Nai nhằm xây dựng nền nông nghiệp hiện đại theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, năng suất, chất lượng mang tầm quốc tế; xây dựng chuỗi giá trị khép kín,...

Là một trong những nông dân của tỉnh Đồng Nai giàu lên nhờ sớm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong chăn nuôi, ông Lâm Thanh Đức (chủ trang trại nuôi gà công nghệ cao Thanh Đức, xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc) đã xây dựng và phát triển trang trại của mình theo mô hình hoàn toàn khép kín. 

Từ quy mô chăn nuôi hộ gia đình, ông đã phát triển thành trang trại nuôi gà đẻ đầu tư dây chuyền sản xuất tự động từ khâu cho ăn đến thu hoạch trừng, xử lý và đóng gói... 

Trang trại nuôi gà công nghệ cao cũng đầu tư hệ thống tự động thu gom phân chế biến thành phân vi sinh, xử lý được mùi và vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. 

Trại chăn nuôi gà công nghệ cao đang đầu tư thêm công nghệ để sản xuất phân gà oganic. Ông Lâm Thanh Đức nói: “Với quy mô chăn nuôi hơn 270.000 con gà theo dây chuyền khép kín từ khâu sản xuất giống, thức ăn đến xử lý, đóng gói sản phẩm, trang trại nuôi gà công nghệ cao của tôi chỉ cần 15 lao động, trong khi nuôi theo cách truyền thống cần hơn 80 người...".

 Ông Đức chỉ cần kiểm tra phần mềm máy tính gắn với mạng lưới camera giám sát là nắm được mọi hoạt động của trang trại nuôi gà công nghệ cao, kể cả lượng nước uống, thức ăn tiêu thụ hàng ngày của vật nuôi. Nhờ đó, sản phẩm trứng gà không chỉ tiêu thụ tốt tại nội địa mà còn xuất khẩu đi Nhật Bản...

10 năm nữa Đồng Nai có thành quả gì trong nông nghiệp nhờ ứng dụng công nghệ của Israel - Ảnh 2.

Nhờ ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào trồng cây ăn trái, chăn nuôi heo, chăn nuôi gà nên tỉnh Đồng Nai ngày càng xuất hiện nhiều tỷ phú nông dân. Theo đó, bộ mặt nông thôn mới cũng ngày càng khang trang, hiện đại...

Còn chị Vũ Thị Lan (ngụ phường Trảng Dài, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) sau hơn chục năm gắn bó với nghề trồng hoa lan và trải qua không ít khó khăn thất bại, nhưng nhờ ứng dụng công nghệ cao, chị đã phát triển vườn lan của mình lên trên 20.000 m2. Trung bình mỗi tuần cung cấp cho thị trường trên 1.000 cành hoa lan các loại.  
 

Đến nay mô hình trồng hoa lan ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của chị Vũ Thị Lan (khu phố 4, phường Trảng Dài, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đang là mô hình điểm để nhân rộng. Theo chị Lan, để trồng 1.000 m2 hoa lan, chi phí đầu tư cũng vào khoảng 400-500 triệu đồng. Như vậy, với trên 20.000 m2 , chị đã phải bỏ ra số tiền gần chục tỷ đồng nhưng tiền bán hoa lan thu lại cũng không hề nhỏ.

Ông Lê Văn Gọi, Phó giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai cho biết: Đồng Nai có lợi thế phát triển cây ăn trái với diện tích lớn, nhiều cây ăn trái chủ lực có lợi thế xuất khẩu. Việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt sẽ đặc biệt chú ý việc chọn lọc, nghiên cứu, lai tạo các giống cây trồng truyền thống, đặc sản của địa phương bên cạnh việc lai tạo, khảo nghiệm các giống mới của thế giới trên địa bàn tỉnh. 

Các công nghệ cao từ Israel được áp dụng trong đề án gồm: công nghệ nhà lưới, công nghệ tưới tiết kiệm, công nghệ bón phân tự động, công nghệ điều khiển tự động, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, tự động hóa trong bảo quản…

Nông dân "tỷ phú", thu tiền tỷ mỗi năm nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất - Ảnh 3.

Dây chuyền sản xuất trứng gà theo chuẩn châu Âu tại trang trại nuôi gà công nghệ cao Thanh Đức, xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Nông dân Nguyễn Văn Cường, ngụ huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) cho biết ông rất phấn khởi với những khóa học phổ biến, tư vấn về đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và những chuyến đi học hỏi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. 

Do đó ông Cường rất vui khi tỉnh Đồng Nai chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nhất là theo công nghệ cao của Israel. Ông mong muốn mọi thứ sớm ứng dụng được vào thực tế nhiều hơn nữa để nông dân đỡ vất vả hơn trong sản xuất nông nghiệp nhưng lại đạt hiệu quả kinh tế cao.

Đề án phát triển bền vững nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Israel của tỉnh Đồng Nai có mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nông nghiệp đạt 4,5-5%/năm; giá trị thu hoạch sản phẩm nông nghiệp bình quân 1 ha đất sản xuất đạt khoảng 350 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người nông dân tăng ít nhất 35% so với năm 2025. Sẽ khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, góp phần nâng cao thu nhập và vươn lên làm giàu của người dân khu vực nông thôn.

Ngoài ra đến 2030 tỉnh Đồng Nai cũng sẽ hình thành được các vùng tập trung chuyên canh cây ăn trái chủ lực phục vụ xuất khẩu, các loại sản phẩm cung cấp nguyên liệu cho chế biến. Phấn đấu 100% diện tích cây trồng được áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao một phần hoặc toàn phần vào quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản.

Lĩnh vực thủy sản phát triển các loại hình nuôi trên các vùng sinh thái, đa dạng hóa các đối tượng nuôi như nuôi nước ngọt, nước lợ. Phát triển ngành nuôi thủy sản theo chiều sâu, hình thành các vùng nuôi với các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh theo quy mô công nghiệp; áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Theo Nha Mẫn/danviet.vn
https://danviet.vn/lieu-ung-dung-nong-nghiep-cong-nghe-cao-o-tinh-dong-nai-xuat-hien-nhieu-ty-phu-nong-dan-20201116235118208.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập94
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,004,950
  • Tổng lượt truy cập92,178,679
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây