Học tập đạo đức HCM

Xứ Thanh “nở rộ” mô hình sản xuất nông sản an toàn

Chủ nhật - 15/11/2020 18:03
Là địa phương có nhiều thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, những năm qua, chính quyền các cấp ở tỉnh Thanh Hóa đã lựa chọn hướng sản xuất an toàn, chuyên nghiệp nhằm từng bước nâng cao chất lượng nông sản, hướng nông dân đến nền nông nghiệp hiện đại hơn.

Nở rộ các mô hình chuyên nghiệp

Cùng với trồng trọt, ngành nông nghiệp tỉnh cũng khuyến khích, hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nhằm giảm tỷ lệ dịch bệnh do có biện pháp xử lý chuồng trại, thú y, thức ăn, vệ sinh môi trường, bảo đảm sức khỏe đàn vật nuôi, an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng thu nhập. 

Sự vào cuộc quyết liệt của ngành nông nghiệp và các địa phương đã thúc đẩy hình thành và nhân rộng những mô hình chăn nuôi an toàn trong nhân dân.

Xứ Thanh “nở rộ” sản xuất nông sản an toàn - Ảnh 1.

Mô hình trồng rau thủy canh tại xã Đông Tiến (Đông Sơn). Ảnh: T.T

Hiện Thanh Hóa hình thành được 97 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả an toàn tập trung với diện tích ước đạt 12.500ha; trong đó diện tích gieo trồng áp dụng quy trình VietGAP là 4.000ha. Bên cạnh đó, nhờ việc sản xuất theo hướng an toàn nên có 17% diện tích rau, quả được tiêu thụ thông qua 219 chuỗi cung ứng an toàn.

Tính đến nay, toàn tỉnh đã hình thành được 5 vùng chăn nuôi lợn an toàn nông hộ theo tiêu chuẩn VietGAHP, với sự tham gia của 1.925 hộ chăn nuôi thuộc 95 nhóm thực hành sản xuất chăn nuôi tốt (GAHP), 1.140 hộ chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ, 6 trang trại chăn nuôi lợn theo quy trình GAHP với quy mô 15.000 con lợn thịt/năm và có 1 sản phẩm chăn nuôi là "Trứng sạch Hiền Nhuần" của Công ty TNHH Sản xuất thương mại và dịch vụ Hiền Nhuần tại xã Đông Tiến (Đông Sơn) được xếp hạng 3 sao sản phẩm OCOP cấp tỉnh...

Trang trại chăn nuôi lợn của gia đình ông Đào Duy Hòa ở thôn Phong Lương, thị trấn Tân Phong (Quảng Xương), với quy mô 500 con/lứa và 100 lợn nái đã được cấp chứng nhận VietGAHP. 

Trang trại hoạt động theo quy trình khép kín, áp dụng khoa học - kỹ thuật. Khu chuồng trại được đầu tư xây dựng kiên cố, xa khu dân cư, chất thải chăn nuôi được phân loại, xử lý, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Ông Hòa, cho biết: Chuồng nuôi được trang bị hệ thống làm mát không khí, quạt thông gió, quạt khử mùi, hệ thống nước uống tự động, hầm biogas xử lý chất thải. Tất cả đều được xây dựng theo quy trình khép kín nên vận hành rất thuận lợi, hiệu quả. Lịch tiêm phòng được ghi chép vào sổ cẩn thận. 

Lợn được nuôi theo công nghệ an toàn sinh học nên không chỉ lớn nhanh, chất lượng thịt tốt tạo ra một thương hiệu "lợn sạch". Vì vậy bếp ăn trong các trường học bán trú trên địa bàn huyện và một số địa phương trong tỉnh tin dùng sản phẩm của trang trại.

Sản xuất chuỗi được hình thành

Nhờ đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, đến nay toàn tỉnh đã tổ chức xây dựng và xác nhận 783 chuỗi cung ứng nông sản an toàn; tỷ lệ thực phẩm tiêu dùng được cung ứng qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận ước đạt 26,1%. 

Một số chuỗi được mở rộng, phát triển cả về quy mô, sản lượng cũng như thị trường tiêu thụ, nhờ đó giá trị sản phẩm trong chuỗi được nâng lên, giá thành sản phẩm cao hơn với giá ngoài thị trường từ 20 - 30%.

Theo đánh giá của Sở NNPTNT Thanh Hoá, sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, bảo đảm môi trường đang từng bước thay đổi nhận thức của người dân về tái cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, từ đó tăng thu nhập, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

Để đạt hiệu quả cao, ngoài việc hoàn thiện thủ tục hành chính, như: Rà soát các quy định, ban hành bổ sung các tiêu chuẩn kỹ thuật để siết chặt quản lý chất lượng nông sản, cần đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ, máy móc tiên tiến vào chế biến nông sản an toàn; thực hiện các chuỗi sản xuất liên kết tạo ra các nông sản an toàn. Ban hành quy định, hướng dẫn xác nhận sản phẩm chuỗi và tổ chức triển khai, nhằm củng cố niềm tin của người tiêu dùng trong nước và tiếp cận, mở rộng thị trường xuất khẩu. 

Theo Thanh Tâm/danviet.vn
https://danviet.vn/xu-thanh-no-ro-mo-hinh-san-xuat-nong-san-an-toan-20201115160504494.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập187
  • Hôm nay40,182
  • Tháng hiện tại1,047,846
  • Tổng lượt truy cập92,221,575
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây