Học tập đạo đức HCM

Bấp bênh nông sản miền núi

Thứ năm - 29/12/2016 02:44
Đất ven triền núi, nơi gò cao trồng được hoa màu ở Bảy Núi giúp ích rất nhiều cho người Kinh và đồng bào Khmer. Đặc biệt, khâu tiêu thụ nhờ có Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên - Phnom Den và bạn hàng Campuchia sang mua trực tiếp. Song, vì là “hàng bông” nên giá cả bất thường, khó toan tính từng loại nông sản.

Từ hàng đi xa… Hà Tiên

Khoảng 500 héc-ta đất gò cao và ven triền núi ở khu vực Rò Leng, bến Bà Chi, Sóc Tức (Tri Tôn) và Ba Xoài, Tà Lọt (Tịnh Biên)… có khả năng trồng 2 loại cây ăn củ và ăn quả. “Do nguồn nước gặp khó khăn, để tránh rủi ro bị khô hạn, cư dân không thể trồng rau ăn lá như đồng bằng” - anh Lê Văn Tâm (ấp Ba Xoài, xã An Cư, Tịnh Biên) cho hay. Vậy mà, khi tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, nhiều hộ đắp đập, đào hồ… tích nước để trồng hoa màu mùa khô. Nơi đây, mỗi ngày thu hút hàng trăm lao động vào sản xuất và làm mướn theo thời vụ. 

Trước đây, nông sản khu vực núi Dài lớn tiếp giáp núi Cấm đều về chợ Ba Chúc và Tri Tôn, rồi lên xe tải đưa đi Hà Tiên, thậm chí ra đảo Phú Quốc. “Lợi thế đồ rẫy xứ núi bảo quản được lâu, có thể đi xa và dài ngày, chẳng hạn, như: Khoai, bí đao, đậu rồng, đậu bắp… Song, từng mặt hàng có sự phân loại rõ rệt và giá cả cũng chênh lệch khá xa. Lúc vầy lúc khác, bất thường lắm, hổng định được. Nhiều khi bạn hàng đang ăn vô, bỗng dưng sựng lại, rồi giá xuống luôn”- anh Ngô Văn Đấu (ấp Tà Lọt, xã An Hảo, Tịnh Biên) giải thích.

Điệp khúc “trúng mùa rớt giá, được giá mất mùa” trở nên khá quen thuộc với cư dân xứ núi. Dẫu sao, nông sản miền núi đã trở thành hàng hóa, ai cũng cảm thấy mừng. Để an toàn trong sản xuất, ông Lê Văn Đổng (ấp Sóc Tức, xã Lê Trì, Tri Tôn) dựa vào vùng đất và trồng nhiều loại nông sản thích hợp để hạn chế rủi ro, thị trường đi xa tiêu thụ chậm và giá xuống thấp cũng có đường xoay trở. “Đồng bằng đa số trồng loại hoa màu ăn liền, cần tiêu thụ nhanh, hơn nữa thời vụ không giống miền núi. Nhờ vậy, nông sản ở đây có chút lợi thế, bà con mới hăng hái sản xuất” - ông Đổng chia sẻ.

Chuyển sang thị trường gần… Campuchia

Khu vực giáp ranh Tri Tôn và Tịnh Biên tiếp tục phất lên nhờ nông sản hàng hóa, với nhiều mô hình trồng trọt trên đất đồi dốc. Khi cuộc sống đã cải thiện, nhà cửa khang trang, sinh hoạt trở nên sung túc. Anh Chau Him (ấp Rò Leng, xã Châu Lăng, Tri Tôn) cho biết, hiện trồng hơn 1 công mướp đón Tết sắp tới, hy vọng giá cầm ở mức 5.000 đồng/kg mới có lời, bởi đầu tư làm giàn trên đất ruộng tốn nhiều chi phí và công lao động. Còn sản phẩm tiêu thụ tại chỗ, bạn hàng từ Takeo (Campuchia) sang mua trực tiếp và họ qua bằng đường Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên - Phnom Den.

Ông Trần Văn Na (ấp Sóc Tức, xã Lê Trì) cho biết, với 2 công mướp giống mới cho thu hoạch từ tháng 10 âm lịch, 30 ngày đầu cao điểm cắt 100kg/ngày và bán tại chỗ khoảng 7.000 đồng/kg, sau đó năng suất và giá cứ giảm dần, hiện tại còn 25kg/ngày và bán được 3.000 đồng/kg. “Hàng bông lên xuống khó đoán. Nếu chở qua chợ Ba Chúc, bán được 4.000 đồng/kg, nhưng phải chịu phân loại. Chẳng thà bán tại chỗ cho bạn hàng Campuchia, khỏi tốn công chở đi. Mướp là loại nông sản họ ăn vô khá đều, chỉ có điều giá lên xuống bất thường. Bên cạnh, còn có cà tím, bắp, khoai lang, chuối, bí đao, đậu rồng, gừng…"- ông Na cho biết.

Với phương thức “mua tại ruộng - bán tại nhà”, nhiều người hay nói vui, nhờ bạn hàng bên Takeo qua mua nông sản mới kích thích sản xuất phát triển, chỉ có giá cả không thể cố định được, nay vầy mai khác. “Cửa khẩu qua lại thông thương, nông sản rộng đường tiêu thụ là điều mừng trước tiên, còn giá cả phải chịu bấp bênh. Hàng bông mà” - anh Trần Văn Dũng (ấp Tà Lọt, xã An Hảo) giải thích. Họ mua bán cũng tùy theo vụ, mùa lễ hội bên đó. Bước sang tháng chạp, cư dân ở đây hy vọng nông sản được giá, những vạt đất có nước và trồng hoa màu mùa khô, có thể kiếm tiền ăn Tết.

Giá cả tuy có bấp bênh, nhưng nông sản vẫn có thị trường tiêu thụ. Cư dân khu vực giáp ranh huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tích cực khai thác sản xuất, với nhiều mô hình canh tác phong phú, góp phần giải quyết việc làm cho số đông lao động và cải thiện đáng kể thu nhập kinh tế gia đình miền núi.

 

Nguồn: baoangiang.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập167
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm166
  • Hôm nay53,615
  • Tháng hiện tại251,549
  • Tổng lượt truy cập87,606,619
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây