Học tập đạo đức HCM

"Bơi" giữa biển nước cứu lúa hè thu, nông dân cầm chắc thua lỗ

Thứ hai - 28/08/2017 09:35
Những cơn mưa lớn kéo dài liên tục đã làm cho hàng chục ngàn ha lúa hè thu của bà con nông dân Cà Mau đổ ngã và ngập chìm trong biển nước. Nước ngập lênh láng, khiến cho việc thu hoạch lúa của nhà nông gặp vô vàn khó khăn.

Khó thu hoạch lúa

Vụ hè thu năm 2017, toàn tỉnh Cà Mau xuống giống hơn 36.700ha, trong đó huyện Trần Văn Thời gần 29.000ha; diện tích lúa đã thu hoạch là hơn 5.700ha.

Theo ghi nhận của phóng viên NTNN tại các xã có diện tích lúa lớn ở huyện Trần Văn Thời như: Khánh Bình, Trần Hợi… nhiều diện tích lúa đang bị chìm trong “biển nước”.

 'boi' giua bien nuoc cuu lua he thu, nong dan cam chac thua lo hinh anh 1

Số lúa của gia đình ông Quyển bị ngập nước nên có màu đen, thương lái rất ngại mua.  Ảnh: C.L

Theo báo cáo của Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau, trong những ngày qua nhiều cơn mưa lớn kéo dài đã làm đổ ngã và ngập trà lúa hè thu đang trong giai đoạn chín đến thu hoạch, chủ yếu tập trung tại huyện Trần Văn Thời, với tổng diện tích 26.427ha (giai đoạn chín đang thu hoạch 5.427ha, giai đoạn đỏ đuôi 21.000ha).

Lão nông Nguyễn Văn Điền (xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời), buồn rầu nói: “Hơn 1ha lúa OM5451 của gia đình đã đến lứa thu hoạch từ 24 âm lịch, nhưng đến nay đã hơn 1 tuần vẫn chưa thể cắt được vì nước trên ruộng còn quá cao. Trước tình hình này để thu hoạch được diện tích lúa của gia đình, tôi đang chuẩn bị máy bơm để rút nước ra khỏi ruộng".

"Trong vài ngày tới nếu trời nắng lên thì mới mong đưa máy cắt vào cắt được, còn nếu không thì phải cắt tay. Dẫu biết là chi phí thu hoạch sẽ đội lên rất nhiều nhưng chẳng lẽ mình bỏ lúa, làm vất vả cả vụ chỉ mong đến ngày thu hoạch” - ông Điền than vãn.

Vừa loay hoay với đống lúa mới cắt xong chưa kịp phơi, ông Tiêu Phong Quyển (ấp Kinh Cũ, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời), ngao ngán nói: “Mưa kéo dài lúc lúa đang chín khiến gia đình tôi hết sức khổ sở. Nước trên ruộng quá nhiều, ngập toàn bộ diện tích hơn 3ha nên không thể nào đưa máy vào ruộng cắt lúa được, buộc lòng phải cắt tay”.

Ông Quyển chia sẻ, riêng tiền thuê nhân công cắt lúa đã tốn 16 triệu đồng; tiền thuê nhân công đưa lúa từ ruộng vào nhà là 350.000 đồng/công (khoảng 13.000m2), tiền thuê máy suốt lúa là 15.000 đồng/bao lúa (50kg)...

Cầm chắc thua lỗ

Cũng theo ông Tiêu Phong Quyển, vụ hè thu năm nay, riêng chi phí phân thuốc đã gần 40 triệu đồng, như vậy gia đình ông cầm chắc thua lỗ bởi hơn 3ha chỉ thu hoạch được khoảng 6 tấn lúa ướt.

Theo nhiều nông dân trong vùng, phần lớn số lượng lúa bị ngã và ngập nước thì thương lái chưa chịu mua, vì lúa xấu và đen. Chưa kể khi phơi khô lúa sẽ còn bị hao hụt khoảng 20% nữa.

 'boi' giua bien nuoc cuu lua he thu, nong dan cam chac thua lo hinh anh 2

Lúa ngã rạp và ngập nước trên các cánh đồng ở huyện Trần Văn Thời. Ảnh: C.L

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, đến nay do tích cực tháo xổ nước và thời tiết đã giảm mưa trên diện rộng nên lượng nước trong nội đồng đã được xổ ra các cửa sông, mực nước trên ruộng đã rút nhiều so với vài ngày trước đây. Một số khu vực, tranh thủ ngày có nắng, rất nhiều nông dân đã đem lúa mới cắt ra phơi.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Minh Đức - Phó Trưởng ấp Kinh Cũ, xã Trần Hợi, cho hay: Diện tích lúa hè thu của ấp khoảng 219ha, đa số đều có chung cảnh bị ngập nước và đổ ngã. Điều này khiến cho nhiều nông dân điêu đứng khi lúa bị giảm giá vì xấu. Hiện nay lúa OM 5451 loại đẹp khoảng 4.500-4.700 đồng/kg; còn lúa bị ngập nước thì nông dân kêu giá 4.000 đồng/kg, thương lái cũng không chịu mua.

Ông Duy Quốc Tuấn - Trưởng Phòng NNPTNT huyện Trần Văn Thời, thông tin: “Hầu như gần 100% diện tích gieo sạ của toàn huyện đều bị ngập nước, ở nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, diện tích lúa bị đổ ngã hơn 2.000ha, đa số diện tích có mức độ thiệt hại ban đầu từ 30-70%, có 5ha thiệt hại trên 70%”.

Cũng theo ông Tuấn, để chủ động chống ngập úng, Phòng NNPTNT đã chỉ đạo UBND các xã phân công cán bộ túc trực mở toàn bộ hệ thống cống đập trên địa bàn huyện để xổ nước và vận hành trạm bơm hoạt động để tiêu úng. Đồng thời rà soát, huy động toàn lực các máy gặt đập liên hợp để cắt lúa cho người dân kịp thời, hạn chế thiệt hại; bên cạnh đó nắm bắt tình hình giá lúa không để tình trạng thương lái ép giá, ảnh hưởng đến thu nhập người dân.

Tác giả bài viết: Chúc Ly

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập873
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại753,725
  • Tổng lượt truy cập93,131,389
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây