Thua lỗ
Nga Tân là một trong những xã có diện tích trồng cói lớn huyện Nga Sơn với 320ha, tuy đang là mùa thu hoạch nhưng đi khắp cánh đồng mới thấy một vài hộ uể oải cắt cói. Người dân cho biết, năm 2012, giá bình quân cói dài (loại hơn 1,75m) đạt 11 triệu đồng/tấn, nhưng năm nay chỉ được 8 - 9 triệu đồng/tấn. Đối với cói ngắn, năm trước 6 triệu đồng/tấn thì nay chỉ còn trên 4 triệu đồng/tấn, trong khi công sức, phân bón bỏ ra lên tới gần 100 triệu đồng/ha nên nhiều hộ chán không muốn thu hoạch.
Ông Phạm Văn Thành, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nga Sơn cho biết: Toàn huyện hiện có hơn 1.000ha cói, phân bố ở 8 xã nhưng tập trung nhiều ở 6 xã vùng triều. Năng suất cói vụ xuân năm 2013 đạt 75 tạ/ha, sản lượng 7.088 tấn, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2012 (diện tích trồng cói là 1.602ha, năng suất 80 tạ/ha, sản lượng 12.824 tấn). Mấy năm gần đây, đầu ra cho cây cói khó khăn nên người dân không còn niềm tin vào cây cói là điều dễ hiểu.
Hướng đi nào cho cói vùng triều?
Trước thực trạng trên, UBND huyện Nga Sơn đã có đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, khắc phục tình trạng hoang hóa, sử dụng đất kém hiệu quả, đẩy mạnh phát triển kinh tế 6 xã ven biển, trong đó có chủ trương “lúa lấn cói, cói lấn biển”, chuyển đổi và mở rộng sản xuất cây lương thực để ổn định đời sống nhân dân.
Theo ông Mai Sỹ Diến, Chủ tịch UBND huyện, đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi sẽ được triển khai thành 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu (2013 - 2015), huyện sẽ hoàn thành việc lập quy hoạch chi tiết, triển khai thực hiện đề án tập trung cải tạo đồng loạt diện tích cói bị hoang hóa sang trồng cói. Riêng 3 xã có diện tích cói hoang hóa lớn (Nga Tân, Nga Tiến và Nga Thủy) sẽ chuyển sang trồng lúa (hơn 100ha), thực hiện từ năm 2014; chuyển một phần diện tích cói năng suất thấp sang trang trại tổng hợp kết hợp với nuôi trồng thủy sản (khoảng 200ha). Số diện tích cói còn lại sẽ được đầu tư thâm canh có hỗ trợ như hỗ trợ công thuê 20 máy múc để cải tạo lại diện tích trồng cói; hỗ trợ một số ống cống, xây dựng các cầu và cống điều tiết để hoàn thiện hệ thống thủy lợi, kiên cố hóa đường giao thông nội đồng cho vùng trồng lúa và trang trại tổng hợp.
Với đề án chuyển đổi một số diện tích cói hoang hóa năng suất thấp sang trồng lúa và trang trại tổng hợp, huyện Nga Sơn cũng đã có một số biện pháp chính đối với từng vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển đổi như quy hoạch chi tiết cho từng xã, từng vùng; ứng dụng khoa học công nghệ trong thâm canh cây trồng, bảo quản và chế biến sản phẩm nông sản, tập trung thâm canh diện tích cói còn lại nhằm đảm bảo cho thu hoạch 2 vụ/năm. Đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình giao thông thủy lợi nội đồng, đảm bảo cho cây trồng và các trang trại có nguồn nước đảm bảo, đồng thời đầu tư hệ thống lưới điện hạ thế cho sản xuất và nuôi trồng thủy sản bền vững…
Bằng những giải pháp trên, Nga Sơn phấn đấu phát huy tối đa tiềm năng của 6 xã vùng biển, khắc phục được tình trạng hoang hóa đất để đến năm 2015, diện tích cói giảm từ 1.119,6ha xuống còn 667,7ha, năng suất đạt 80 tạ/ha/vụ, sản lượng 10.000 tấn/năm; diện tích lúa tăng 177ha, năng suất bình quân 62 tạ/ha, sản lượng 14.000 tấn/năm; diện tích nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp tăng 275ha, sản lượng đạt 3.000 tấn/năm, trong đó phấn đấu có 100 trang trại đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT; tốc độ phát triển kinh tế đạt 19%/năm, thu nhập bình quân 23 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt là đến năm 2015 sẽ có 2 xã (Nga Thái, Nga Phú) hoàn thành XDNTM.
Như Quỳnh
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã