Học tập đạo đức HCM

Lãi ít, nông dân chán ruộng

Thứ sáu - 12/07/2013 05:53
Rất nhiều mặt hàng nông sản, đặc biệt là lúa gạo do người nông dân làm ra hiện nay đều rơi vào tình trạng “được mùa, mất giá”, dẫn đến việc sản phẩm mà họ làm ra giá thấp, không có lãi.

PV NTNN đã tìm hiểu thực tế này tại một số địa phương ở miền Bắc.

Thu nhập…4.100 đồng/ngày

Chúng tôi đến xã Trung Đông (huyện Trực Ninh, Nam Định) khi vụ mùa đang đến gần. Ấy thế mà trên cánh đồng không khí làm việc vô cùng ảm đạm, cả một cánh đồng vừa dồn điền đổi thửa (DĐĐT) rộng mênh mông nhưng chỉ có vài người dân đang phát dọn bờ. Chị Nguyễn Thị Hương, xóm 2, xã Đông Trung cho biết: “Gia đình tôi có 2 sào. 2 năm nay 2 bác làm công chức nhà nước không cấy, nên cho tôi thêm 8 sào nữa. Vụ mùa năm 2012, năng suất còn đạt 2 tạ/sào, nhưng vụ đông xuân vừa rồi, năng suất chỉ đạt 1,5 tạ/sào, ruộng xấu chỉ đạt 1,3 tạ/sào. Ruộng cho không cấy vẫn còn lỗ, chứ chưa kể những nhà cấy phải đóng thuế, sản, càng cấy nhiều càng lỗ”.

Trong khi chi phí cho sản xuất lúa ngày càng lớn thì phần thu lại ngày càng nhỏ, khiến nông dân chán ruộng.

Chị Hương tính toán, 1 mẫu ruộng của gia đình chị đầu tư hết khoảng 9,5 triệu đồng, bao gồm tiền giống, phân bón, thuốc BVTV, cày bừa, cấy gặt… “Nếu gặt máy 150.000 đồng/sào, còn thuê người gặt 200.000 đồng/sào, cày, bừa hết 250.000 đồng/sào… chưa kể phân bón, thuốc trừ sâu, tính ra cứ 1 mẫu lỗ khoảng 2-3 triệu đồng. Vụ tới, chắc tôi trả lại ruộng thôi”.

Còn ông Nguyễn Văn Toàn, xã Phúc Khánh, huyện Hưng Hà (Thái Bình) thì tính toán, năng suất lúa trung bình đạt khoảng 2,3- 2,4 tạ/sào, với giá bán lúa (khô) hiện nay thương lái trả 5.500 đồng/kg. Tính ra 1 sào thu được 1,2- 1,3 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí cho 1 sào lúa phải mất 270.000- 280.000 đồng phân bón, hơn 300.000 công làm đất, công cấy, công thu hoạch; trên hơn 300.000 tiền giống, thuốc bảo vệ thực vật. Như vậy, 1 sào lúa đã mất hơn 800.000 tiền vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu. Chưa kể công lao động mà gia đình bỏ ra như công làm cỏ, công bỏ phân… tính ra mỗi sào lúa khi được mùa nông dân còn thu được về hơn 400.000 đồng. “Nếu chỉ trông chờ vào cây lúa, thì mỗi người trong gia đình tôi chỉ thu nhập được khoảng 125.000 đồng/tháng, tức 4.100 đồng/ngày” - ông Toàn nói.

Ông Trần Xuân Định- Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho rằng, với giá vật tư như năm nay và giá thóc vẫn giữ ở mức 5.500 đồng/kg (như ở Thái Bình), thì chỉ khi nào được mùa, năng suất đạt khoảng 69- 70 tạ/ha, nông dân mới có thể thu về được lãi bù công lao động. Còn nếu năng lúa chỉ đạt 55- 60 tạ/ha, coi như hòa.

Càng bám ruộng, càng nghèo...

Đang phát bờ chuẩn bị làm đất cấy, khi được chúng tôi hỏi về chuyện cấy hái, bà Nguyễn Thị Oanh, ở xã Trung Đông, huyện Trực Ninh thở dài: “Gia đình tôi có 3 khẩu, cấy 3 sào lúa, năm ngoái tôi thầu thêm 2 sào nữa với giá 50kg/sào/năm. Mức thầu này chẳng khác gì cho không, nhưng vì chi phí tiền phân bón, thuốc BVTV, cày bừa cao quá, trong khí đó năng suất chỉ đạt 2 tạ/sào, tính ra mình vẫn lỗ. Vụ này, tôi trả lại ruộng”.

Với giá thóc vẫn giữ ở mức 5.500 đồng/kg thì chỉ khi năng suất đạt khoảng 69- 70 tạ/ha nông dân mới có thể thu về được lãi bù công lao động. Còn nếu năng lúa chỉ đạt 55- 60 tạ/ha, coi như hòa

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Minh Thim – Chủ tịch UBND xã Trung Đông thừa nhận, 2 năm gần đầy, đặc biệt là vụ đông xuân vừa qua, xã có hơn 1ha ruộng bỏ hoang không có người cấy. Bên cạnh đó, xã có 35ha đất 5%, trước đây được huyện giao chỉ tiêu nộp thuế 170 triệu đồng/năm, gần đây do năng suất lúa thấp, chi phí tăng, người dân lỗ, xã đã xin giảm xuống 120 triệu đồng/năm, nhưng chỉ thu được 110 triệu đồng. “Trước đây xã thu 70kg thóc/sào, năm vừa rồi rút xuống còn 40kg/sào, nhưng người dân vẫn không muốn cấy, thi nhau trả lại ruộng. Nếu người dân trả lại, chúng tôi phải vận động các đoàn thể nhận ruộng cấy, chứ không thể bỏ hoang ruộng được” – ông Thim bế tắc.

Ông Vũ Quang Định – Trưởng phòng NNPTNT huyện Trực Ninh cho rằng, hiện việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa đang gặp rất nhiều khó khăn, đa số người dân lấy công làm lãi là chính. “Người dân bỏ ruộng là đúng quy luật. Xét cho cùng, họ cấy lúa là để có thóc ăn, có công ăn việc, có thêm thu nhập, khi tất cả những yếu tố này đều không đạt, thì họ bỏ ruộng là điều dễ hiểu” – ông Định nói.

Thừa nhận thực trạng này, ông Phạm Đồng Quảng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, vụ đông xuân năm nay giá vật tư tăng cao, giá lúa có xu hướng thấp hơn so với các năm trước, hiệu quả sản xuất lúa không cao, nông dân nhiều nơi kém phấn khởi, không tập trung đầu tư công sức để thâm canh. Thậm chí, theo ông Quảng, có nơi nông dân chỉ sản xuất cầm chừng, chủ yếu để giữ đất vì trồng trọt không còn là nguồn thu chính.

Làm gì để nông dân có lãi?

"Trước tình cảnh nông dân sản xuất lúa không có lãi, phóng viên NTNN đã ghi lại một số ý kiến hiến kế của một số cán bộ hội và nông dân.“Để người nông dân bám ruộng và có lãi, Nhà nước cần có những chính sách thiết thực hơn nữa để hỗ trợ người dân. Cụ thể, như việc hỗ trợ người dân về giá giống, phân bón, hỗ trợ trong việc tiêu thụ đầu ra của các sản phẩm. Điều quan trọng nhất là Nhà nước phải kiềm chế, cân bằng được giá giống, phân bón, cân bằng và giữ ổn định giá lúa, nông sản. Để làm được điều này, Nhà nước cần phải có một chiến lược dài hơi, trong đó hoạch định vùng nào, địa phương nào nên trồng cây gì, diện tích bao nhiêu… có như vậy thì may ra người nông dân mới có lãi”.

Bà Nguyễn Thị Yến (thôn Đìa, xã Nam Hồng,huyện Đông Anh, Hà Nội)

“Muốn người nông dân có lãi, thì giá thành sản phẩm phải cao. Để làm được điều này, chúng ta phải đưa kỹ thuật vào sản xuất, thứ nữa là thị trường tiêu thụ, gắn kết thị trường, người tiêu thụ, quản lý thị trường. Đồng thời, phải làm tốt và ổn định được giá thành, phân phối, gắn kết thị trường đưa người nông dân ngồi vào bàn của “4 nhà”. Chẳng hạn như việc xuất khẩu gạo, mặc dù Nhà nước đã có nhiều biện pháp, nhưng vẫn không ổn định, vẫn loanh quanh câu chuyện “được mùa, mất giá”. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước cần có một chiến lược phát triển, tạm trữ lúa gạo hợp lý, điều tiết thị trường ổn định”.

Ông Trần Ngọc Toản-Chủ tịch Hội ND quận Bình Tân, TP.HCM

“Nhà nước cần quan tâm đến giá thành và đầu ra các sản phẩm của người nông dân như lúa, mía, cây khóm (dứa) và hoa màu khác. Bên cạnh đó, do giá phân bón quá cao, trong thời gian tới Nhà nước cần có biện pháp hạ giá phân bón xuống để người dân yên tâm sản xuất. Tôi kiến nghị Nhà nước cần tăng cường các chính sách trong việc hỗ trợ người dân, hỗ trợ giống, phân bón, hỗ trợ bao tiêu đầu ra”.

Ông Lê Minh Thông –Chủ tịch Hội ND TP.Vị Thanh, Hậu Giang)

Nam Tùng Sơn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập591
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại862,236
  • Tổng lượt truy cập92,035,965
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây