Con Cuông là một trong những huyện có diện tích lúa bị ốc bươu vàng phát sinh, gây hại lớn nhất tỉnh với 113ha, tập trung tại các xã Môn Sơn, Lục Dạ, Mậu Đức, Lạng Khê, Yên Khê. Mật độ trung bình theo thống kê của Trạm Trồng trọt & BVTV huyện Con Cuông là 1 - 2 con/m2, nơi cao 5 - 7 con/m2, phổ biến là ốc trưởng thành, ốc to, khả năng gây hại lớn.
Để phòng trừ ốc bươu vàng, huyện Con Cuông chỉ đạo UBND các xã phối hợp chặt chẽ cơ quan chuyên môn tổ chức thăm đồng nắm tình hình, tiến hành cấy dặm diện tích ốc gây hại nhằm đảm bảo mật độ. Các xã phát động bà con nông dân đồng loạt ra quân bắt, đem tiêu hủy ốc non, ốc trưởng thành và ổ trứng.
Nhiều biện pháp đã được nông dân Con Công thực hiện như cắm que xung quanh bờ ruộng để ốc trưởng thành lên đẻ trứng, sau đó thu gom, tiêu hủy ổ trứng, hoặc tạo rãnh thoát nước xung quanh bờ ruộng để ốc sống tập trung trong rãnh, thuận lợi cho việc thu gom, bắt diệt; giữ đủ ẩm trong ruộng, tháo cạn nước để hạn chế ốc di chuyển, gây hại.
Theo ghi nhận của NNVN, ngay trong một buổi sáng người dân các thôn của xã Lạng Khê sau khi trển khai ra quân dập dịch đã bắt và xử lý gần 1 tấn ốc bươu vàng.
Nấu nước sôi xử lý |
Ông Ngân Đình Phòng, Phó Chủ tịch UBND xã Lạng Khê cho biết: “Đây là thời điểm ốc bươu vàng đẻ trứng rộ. Để khống chế loại sinh vật gây hại này phát sinh sang các mùa sau, địa phương phát động toàn dân ra đồng bắt và tiêu hủy. Theo đó người dân ở 6/7 thôn bản đồng loạt ra đồng. Số ốc bươu vàng bắt được sẽ được tập trung xử lý bằng cách nấu nước nước sôi xử lý sau đó đào hố, rải vôi chôn”.
Bà Nguyễn Thị Ngân, Trạm trưởng Trạm trồng trọt & BVTV huyện Con Cuông cho biết: “Trước nạn ốc bươu vàng gây hại lúa, Trạm đã cử cán bộ trực tiếp xuống các địa phương phối hợp, hướng dẫn người dân dập dịch. Bà con có thể dùng phương pháp thủ công như bắt bằng tay, đào rãnh hai bên để làm khô nước; bỏ các loại váng sắn, váng khoai dụ ốc lại một chỗ để bắt. Ngoài ra có thể cắm cọc cho ốc bươu vàng lên đẻ trứng rồi bắt.
Đối với diện tích có mật độ cao nông dân có thể phun trừ bằng một trong các loại thuốc trừ ốc đặc hiệu như Vua ốc 700WP, VT- Dax 700WP... Bà con cũng nên tích cực thăm đồng để phát hiện và phòng trừ các loại sâu bệnh khác nhằm đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt”.
Theo Chi cục Trồng trọt & BVTV Nghệ An, trong tổng số 692,1ha bị ốc bươu vàng tấn công có 116ha nhiễm nặng, mật độ nơi cao 3 – 5 con/m2, cục bộ 15 - 20 con/m2. Diện tích nhiễm ốc bươu vàng tập trung tại các huyện Diễn Châu, Nghi Lôc, TP Vinh, Con Cuông. Hiện nay, các địa phương đã tổ chức phòng trừ được trên 289ha.
Rải vôi trước khi chôn lấp |
Ông Nguyễn Tiến Đức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV Nghệ An cho biết: “Phòng Nông nghiệp các huyện cần hướng dẫn nông dân bắt diệt ốc trên những diện tích có mật độ gây hại cao. Ưu tiên áp dụng các biện pháp thủ công, những nơi có mật độ quá cao, diện tích lớn có thể sử dụng các loại thuốc, bả có hoạt chất Metaldehyde, Niclosaminde… theo liều lượng khuyến cáo để diệt trừ”.
Ngoài ốc bươu vàng còn phát sinh một số đối tượng gây hại khác như tuyến trùng rễ (244,1ha); đạo ôn lá (6,3ha); chuột (57,5ha). Các cây trồng khác như ngô xuất hiện bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, chuột, sâu đục cắn lá, sâu đục thân… Bệnh chồi cỏ trên mía (1.891ha nhiễm, trong đó có 448,5 ha nhiễm từ trung bình đến nặng)… |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;