Học tập đạo đức HCM

Hà Nội: Chủ động phòng chống cúm A/H7N9 và các virus cúm nguy hiểm

Thứ hai - 26/03/2018 10:08
Các chuyên gia khuyến cáo, nguy cơ dịch bệnh cúm A/H7N9 và các dịch cúm nguy hiểm có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam trong giai đoạn này là rất cao nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ ngay từ cơ sở.

Theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn, cứ sau dịp Tết Nguyên Đán, thời điểm chuyển giao mùa (từ đông xuân sang mùa hè), thời tiết khí hậu thường diễn biến phức tạp, mưa nắng thất thường làm ảnh hường rất lớn đến sức khỏe đàn gia súc, gia cầm. Trên đàn gia cầm, một loạt bệnh truyền nhiễm có thế xuất hiện (như cúm, newcastle, gumboro, tụ huyết trùng …).

Nguy cơ bùng phát dịch cúm H7N9

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi Cục trưởng Chi Cục Thú y Hà Nội cho biết, những năm gần đây, bệnh cúm gia cầm đã có nhiều biến chủng rất nguy hiểm, trong đó phải kể đến chủng cúm A/H7N9. Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), gần đây dịch bệnh cúm A trên người có xu hướng bùng phát mạnh tại một số tỉnh phía Nam, Đông Nam của Trung Quốc.

Các chuyên gia khuyến cáo nguy cơ dịch bệnh cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam trong giai đoạn này là rất cao nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ ngay từ cơ sở.

cum-gia-cam.jpg
Phun thuốc tiêu độc khử trùng, phòng chống dịch cúm gia cầm. (Nguồn: TTXVN).

“Mặt khác, chủng virus Cúm A/H7N9 vẫn luôn nguy hiểm ở chỗ chỉ mang trùng trên gia cầm nhưng lại không gây chết gà (giống như Cúm A/H5N1) nên rất khó phát hiện. Trong khi đó, nếu người ăn phải gia cầm sống và tiếp súc với gia cầm mang bệnh lai bị lây nhiễm virus cúm A/H7N9 và gây tử vong cho người,” Chi Cục trưởng Nguyễn Ngọc Sơn nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, một khó khăn nữa là đến nay chưa có vắc-xin phòng bệnh với chủng virus cúm này trên gia cầm và người. Hơn nữa nếu đàn gia cầm mang trùng chưa có khả năng gây bệnh thì cũng rất có khả năng kế phát các bệnh truyền nhiễm khác, đặc biệt làm con vật suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của con vật.

Bàn giải pháp “chặn” dịch cúm

Với tốc độ phát triển và lưu lượng lưu thông hàng ngày về gia cầm như trên thì nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H7N9 và các chủng cúm gia cầm khác trên địa bàn thành phố là rất lớn. Để chủ động phòng chống và ngăn chặn dịch, ngành Thú y Hà Nội đã tham mưu UBND thành phố tập trung các giải pháp trước mắt và lâu dài.

Trước hết, là các đơn vị cơ sở cần kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp, trong Quý I/2018 các quận huyện đã kiện toàn xong Ban chỉ đạo từ cấp huyện đến các phường, xã, thị trấn. Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm tại địa phương và phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên Ban chỉ đạo để gắn trách nhiệm cho từng thành viên và chủ động thực hiện các giải pháp chuyên môn tại cơ sở.

Đồng thời, các cán bộ cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về mức độ nguy hiểm của dịch cúm AH7N9 và các chủng cúm gia cầm khác trên các phương tiện thông tin.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần thực hiện tốt việc chia sẻ thông tin, giám sát dịch bệnh trên đàn gia cầm tại các cơ sở chăn nuôi. Truyền thông bằng nhiều hình thức nhằm khuyến khích các cơ sở chăn nuôi phát triển chăn nuôi theo hướng khép kín, an toàn sinh học và xây dựng cơ sở an toàn dịch đối với bệnh cúm gia cầm. Nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi thực hiện tiêm phòng bắt buộc vắc-xin cúm gia cầm theo quy định của Luật Thú y.

cum-gia-cam-2.jpg
Tiêm phòng vắc-xin phòng chống dịch cúm H5N1 cho đàn gia cầm. (Ảnh: Hải Yến/TTXVN)

Đặc biệt là thực hiện việc tốt việc vệ sinh cơ giới, tổng tẩy uế môi trường trên địa bàn. Đây là giải pháp hữu hiệu vừa phòng chống dịch cúm A/H7N9 vừa làm sạch môi trường phòng chống dịch bệnh trên người và vật nuôi nói chung, làm lành mạnh môi trường sống.

Đại diện Chi Cục Thú y Hà Nội cũng nhấn mạnh công tác tập huấn các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm cho hệ thống thú y cơ sở và các đối tượng có liên quan như người tiêu dùng, chủ hộ kinh doanh.

“Nội dung tập huấn đi sâu vào các biện pháp phòng chống dịch, sự biến đổi của các chủng virus, mức độ nguy hiểm của biến chủng virus để cán bộ thú y làm tốt công tác tham mưu tại các địa phương. Bên cạnh đó, nâng cao năng lực cho mạng lưới thú y cơ sở để đáp ứng yêu cầu thực tiễn chuyên môn tại cơ sở, sẵn sàng đối phó khi có dịch xảy ra. Chuẩn bị các điều kiện tổ chức diễn tập các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm, đặc biệt cúm gia cầm A/H7N9, chủ động đưa ra các tình huống để diễn tập ứng phó,” ông Nguyễn Ngọc Sơn nói.

Đồng thời phối hợp xử lý vi phạm trong việc vận chuyển lưu thông gia cầm giữa các địa bàn giáp ranh, việc xuất nhập gia cầm về Hà Nội không đủ điều kiện.

Lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút khác trên đàn gia cầm và môi trường nhằm phát hiện sớm để khoanh vùng xử lý nhanh gọn, không để lây lan ra diện rộng.

Thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng theo phát động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và triển khai các đợt vệ sinh tiêu độc theo kế hoạch nhằm tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường.

Nỗ lực phòng dịch 

Từ đầu năm đến nay, Chi Cục Thú y Hà Nội đã lấy 60 mẫu swabs gộp, 74 mẫu môi trường, 600 mẫu swab đơn; Giám sát virus lở mồm long móng gia súc trên bò với 180 mẫu huyết thanh, 180 mẫu probang.

Chi cục Thú y Hà Nội cũng đã tổ chức tiêm phòng vắc - xin Cúm gia cầm để chủ động phòng chống dịch bệnh. Quý I/2018 đã tổ chức tiêm phòng vắc - xin cúm gia cầm tại tất cả các huyện, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt từ 80% tổng đàn trong diện tiêm trở lên.

Về vật tư, hóa chất, vắc - xin phục vụ cho công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, đến nay ngành Thú y Hà Nội đã chuẩn bị đầy đủ vác xin cúm gia cầm, thuốc sát trùng đã cấp để các đơn vị thực hiện xong việc khử trùng tiêu độc đợt I/2018 và chuẩn bị cấp tiếp đợt II để các quận huyện thực hiện trong tháng tới.

Củng cố và tăng cường hoạt động của các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông và các chốt kiểm dịch động vật liên ngành liên ngành nhằm kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển gia cầm ra, vào thành phố.

Đồng thời phối hợp với các cơ quan liên ngành, các quận huyện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. Kết quả từ đầu năm đến nay đã thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ tại các cơ sở, điểm giết mổ với trên 2 triệu gia cầm (tăng trên 20%), kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm gia cầm tại các cơ sở, điểm kinh doanh, các cơ sở với 2,3 triệu con (tăng 18,46%).

Mặc dù, công tác phòng chống dịch cúm A/H7N9 và các chủng cúm gia cầm khác được Chi Cục Thú y Hà Nội triển khai mạnh mẽ trong thời gian qua, tùy nhiên  ngành Thú y cũng thấy những khó khăn bất cập như ở một số nơi sự phối hợp giữa các ngành liên quan còn chưa được chặt chẽ (Y tế, Công an, Quản lý thị trường, Thú y….).

Trên địa bàn một số phường của các quận (Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hà Đông …các quận giáp ranh với huyện) vẫn còn tình trạng chăn nuôi, giết mổ, buôn bán gia cầm sống vẫn diễn ra, hoạt động không đúng nơi quy định, khi các lực lượng chức năng đến thì hộ kinh doanh bỏ chạy do đó rất khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm.

Tại các huyện chăn nuôi chủ yếu nằm trong khu dân cư, hoạt động giết mổ gia cầm nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm việc phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gặp nhiều khó khăn...

"Chắc chắn với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, sự đồng thuận của người chăn nuôi, người tiêu dùng cùng thực hiện tốt các giải pháp nêu trên công tác phòng chống dịch cúm A/H7N9 và các chủng cúm gia cầm khác sẽ đạt hiệu quả tốt góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh cho người và gia cầm trên địa bàn Thủ Đô,” Chi Cục trưởng Nguyễn Ngọc Sơn khẳng định./.

Số liệu thống kê của Chi Cục Thú y Hà Nội cho biết, hiện TP. Hà Nội có tổng đàn gia cầm lớn đứng đầu cả nước với gần 29 triệu con. Có nhiều vùng chăn nuôi gia cầm, thủy cầm lớn như khu vực chăn nuôi gà đồi ở Nam Sơn (huyện Sóc Sơn), Thụy An (Ba Vì), khu vực chăn nuôi gia cầm ở huyện Chương Mỹ (khoảng 4,7 triệu con) tập trung ở một số xã  như Thủy Xuân Tiên, Hoàng văn Thụ. Chăn nuôi thủy cầm (vịt, ngan) thuộc huyện Ứng Hòa (khoảng hơn 1 triệu con).

Đặc biệt Hà Nội có 2 chợ đầu mối gia cầm lớn là chợ Hà Vĩ (Thường Tín) và chợ Hải Bối (Đông Anh). Chợ đầu mối Hà Vĩ có số lượng gia cầm vận chuyển tiêu thụ tại chợ trung bình từ 40 đến 60 tấn gia cầm/ngày đêm (khoảng 20.000 - 30.000 con), trung bình mỗi tháng khoảng 600.000 đến 700.000 con, mỗi năm khoảng 7 đến 8 triệu con gia cầm.

Nguồn gốc gia cầm về chợ chủ yếu là ở các tỉnh phía Bắc (Hà Nội, Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Nam, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên ...) và từ một số  tỉnh miền Nam mang ra (Bình Định, Bình Dương, Bình Phước,TP. Hồ Chí Minh, Long An, Vĩnh Long, …).

Tại chợ Hài Bối (huyện Đông Anh) có số lượng tiêu thụ gia cầm khoảng trên 3.000 con/ngày đêm nhưng lại có tới 19 hộ kinh doanh giết mổ trực tiếp gà sống ngay tại khu vực chợ, bình quân giết mổ khoảng trên 2.000 con/ngày.

 Thanh Tâm /kinhtenongthon.com.vn
/

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập239
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại857,130
  • Tổng lượt truy cập93,234,794
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây