Học tập đạo đức HCM

Hạn chế rệp sáp hại na

Thứ ba - 11/07/2017 21:16
Rệp sáp là một đối tượng dịch hại khá phổ biến và đôi khi gây hại rất nặng trên cây na ở nước ta hiện nay, nhất là những giai đoạn thời tiết khô nắng nóng.

Hỏi: Na ở chỗ chúng tôi thường bị rệp sáp gây hại rất nặng, có cách nào hạn chế được tác hại của chúng?

Trả lời: Rệp sáp là một đối tượng dịch hại khá phổ biến và đôi khi gây hại rất nặng trên cây na ở nước ta hiện nay, nhất là những giai đoạn thời tiết khô nắng nóng.

Rệp gây hại bằng cách cả con trưởng thành và con rệp non đều bu bám ở trên đọt lá non, trên hoa, trên trái… chích hút nhựa của những bộ phận này. Nếu không phát hiện và phun thuốc diệt trừ kịp thời, rệp có thể làm cho lá non bị vàng úa, khô rụng sớm, trái bị thui chột không lớn được có khi bị khô cháy. Những trái lớn mới bị rệp gây hại nhiều thì lượng đường giảm, ăn rất lạt.

Ngoài ra, chất thải của rệp còn chứa nhiều đường mật, tạo thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển, ảnh hưởng rất lớn đến quang hợp của cây.

Muốn hạn chế tác hại của rệp, có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp chính sau đây:

- Không trồng na quá dầy, thường xuyên tỉa bỏ cành bị sâu bệnh, cành già, cành tăm, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái để vườn na luôn thông thoáng.

- Chăm sóc tốt, bón phân đầy đủ và cân đối theo yêu cầu của cây để cây na khỏe mạnh, có sức chống đỡ với rệp.

- Nếu cây (hoặc dưới gốc cây) na có nhiều kiến đen, kiến rện… cần phun thuốc diệt kiến, để hạn chế kiến “cõng” rệp di chuyển sang phá hại cành khác, cây khác.

- Khi tưới vườn, nên tia vòi nước vào chỗ có nhiều rệp bu bám để rửa trôi bớt rệp và trứng của chúng.

- Nên thu gom những trái, đọt non… bị rệp gây hại quá nhiều đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để tránh rệp lây lan.

- Kiểm tra vườn na thường xuyên để phát hiện sớm và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời, bằng một trong những loại thuốc như Goldra 250WG, Dantox 5EC, Soddy 750WP, Matox 5EC, Cyfitox 300EC… Về liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên nhãn thuốc.


Hỏi: Xin cho biết cách thiết kế nhà lưới để trồng rau hiệu quả?

Trả lời:

Loại nhà lưới kín: Là loại nhà lưới được phủ hoàn toàn bằng lưới cả trên mái cũng như xung quanh, có cửa ra vào cũng được phủ kín bằng lưới. Được sử dụng để che chắn ngăn ngừa côn trùng thâm nhập (chủ yếu là các loại bướm, bọ cánh cứng, nhóm côn trùng bay được).

Thiết kế với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên. Khung nhà được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Độ cao chỉ từ 2 - 3,9m.

Quy mô diện tích từ 500 - 1.000m2 theo từng hộ gia đình sử dụng canh tác.

Vật liệu lưới che: Loại lưới mùng màu trắng hoặc xanh lá cây sản xuất bằng vật liệu trong nước bằng kỹ thuật dệt lưới đơn giản. Lưới hoàn toàn không được xử lý để tăng khả năng chống chịu tia tử ngoại, nắng, gió… nên độ bền không cao, chỉ sử dụng tốt từ 6 - 8 tháng là rách, hư hỏng.

Loại nhà lưới này có ưu điểm là do nhà lưới kín ngăn ngừa được côn trùng phá hoại nên giảm được tối đa lượng thuốc trừ sâu sử dụng, sản phẩm rau an toàn hơn. Tăng được số vòng quay thời vụ cho rau ăn lá, ăn quả do trồng được cả mùa mưa mà chất lượng mẫu mã rau vẫn đảm bảo.

Loại nhà lưới hở: Là loại “nhà lưới” chỉ được che chủ yếu trên mái hoặc một phần bao xung quanh. Mục đích sử dụng chủ yếu để giảm bớt tác hại của mưa gió giúp cho cây rau trồng được cả vào mùa mưa. Không có tác dụng ngăn ngừa côn trùng.

Thiết kế rất đơn giản với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên.

Khung nhà được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Một số nhà lưới do dân tự làm chỉ làm khung bằng cây gỗ chống và căng dây kẽm, dây cáp để giữ lưới.

Quy mô diện tích từ 500m2 - 1ha theo từng hộ hoặc nhóm hộ liên kết cùng nhau sử dụng cho việc trồng rau. Độ cao từ 2 - 2,5m.

Loại nhà lưới này có ưu điểm là do chỉ làm mái che phần trên nên thông thoáng, có thể trồng rau quanh năm cả về mùa mưa, vòng quay các vụ rau cao đối với rau ăn lá. Thiết kế đơn giản, chỉ có cột chống, căng dây kẽm và kéo lưới nên chi phí giá thành nhà lưới thấp hơn nhiều so với nhà lưới kín, giảm hơn 50% chi phí.

Quy mô diện tích có thể mở rộng, nhiều hộ liên kết lại với nhau, thuận tiện cho việc canh tác và phân công lao động.

Theo ĐÔNG ĐỨC - VŨ NGỌC/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập289
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm288
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại198,563
  • Tổng lượt truy cập92,576,227
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây