Học tập đạo đức HCM

Khám Lạng được mùa khoai sọ

Thứ bảy - 03/06/2017 05:30
Những ngày này, đến các cánh đồng trên địa bàn xã Khám Lạng (Lục Nam - Bắc Giang) dễ dàng gặp cảnh người dân khẩn trương thu hoạch khoai sọ. Vụ khoai năm nay được mùa, tiêu thụ thuận lợi, giá bán cao nên người trồng rất vui.
 

Vụ khoai sọ năm nay được mùa, tiêu thụ thuận lợi, giá bán cao khiến người trồng khoai tại xã Khám Lạng rất vui.

Khám Lạng là xã thuần nông, có khoảng 425ha đất nông nghiệp. Từ lâu khoai sọ đã được người dân nơi đây đưa vào cơ cấu giống cây trồng chủ lực vụ đông xuân. Do hiệu quả kinh tế từ loại cây này luôn cao và ổn định nên diện tích ngày càng tăng. Nếu như năm trước, diện tích khoai sọ chỉ vài chục hecta thì năm nay đã lên đến 108ha.

Khoai sọ được trồng từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch năm trước, chia làm ba đợt: Khoai sớm, chính vụ và muộn. Hiện, đang vào mùa thu hoạch khoai sớm.

Vụ khoai sọ năm nay được đánh giá là được mùa, tiêu thụ thuận lợi, giá cao hơn nhiều năm trước. Chị Vũ Thị Châm, thôn Lưu, cho biết, năm nay gia đình chị trồng hai sào khoai sọ (1 sào Bắc Bộ = 360m2), năng suất ước đạt hơn 5 tạ/sào, với giá bán cao như hiện nay, gia đình thu về hơn 2­­­­0 triệu đồng (tương đương 270 triệu đồng/ha).

Ông Nguyễn Trọng Năng, thôn Hạ, vui mừng cho biết: “Có lẽ ở đồng đất Lục Nam này không cây nào cho thu nhập cao như khoai sọ. Chưa năm nào khoai sọ được giá như năm nay, cao gấp đôi năm trước, hiện đạt hơn 20.000 đồng/kg. Gia đình tôi vừa dỡ gần 2 sào khoai sọ, bán được hơn 26 triệu đồng”.

Ông Năng cho biết thêm, hiện nay, tại nhiều vùng nông thôn đang xảy ra tình trạng đất canh tác bị bỏ hoang nhưng ở Khám Lạng người dân đã biến “tấc đất thành tấc vàng”. Cơ cấu cây trồng chính ở đây là: Khoai sọ - dưa - lúa - khoai sọ. Trong đó, vụ khoai sọ sẽ trồng xen hành, tỏi, hoa lay-ơn. Thời gian sinh trưởng, phát triển của khoai sọ từ 5 - 7 tháng; hành, tỏi và hoa ngắn ngày hơn.

Vì thế, khi các loại cây trồng xen được thu hoạch thì cũng vừa hay khoai sọ cần không gian để sinh trưởng, phát triển. “Nếu tính cả tiền bán hành, tỏi trồng xen thì với gần 2 sào ruộng canh tác trong vòng 6 tháng, gia đình tôi thu về khoảng 30 triệu đồng (tương đương 405 triệu đồng/ha). So với trồng lúa, giá trị kinh tế tăng gấp 10 lần”, ông Năng nói.

Anh Vinh, một thương lái đến từ tỉnh Quảng Ninh cho biết, ở Lục Nam có nhiều xã trồng khoai sọ nhưng chất lượng khoai ở Khám Lạng ngon hơn hẳn bởi vị đậm, bùi đặc trưng. Chính vì thế, giá bán khoai sọ ở đây thường cao hơn các nơi khác. Những ngày này, thương lái phải tìm về tận ruộng để đặt mua mới có khoai. Đặc biệt, năm nay, nhu cầu người tiêu dùng tăng cao nên khoai sọ được giá, việc mua bán cũng thuận lợi.

Theo kinh nghiệm của người dân Khám Lạng, cây khoai sọ thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, cát pha, giàu mùn, thoát nước tốt. Với cây này có hai yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng là nước và phân bón. Khi trồng, bà con phải biết cách điều tiết nước tưới từng giai đoạn cho phù hợp.

Khi mới trồng, nên lấy nước đầy, ngâm 1 -2 đêm rồi tháo đi để tạo độ ẩm vừa đủ cho đất kích thích củ khoai nảy mầm sinh trưởng. Vào giữa vụ, nước không cần lấy nhiều nhưng không được tháo đi để tạo độ ẩm nuôi thân và củ. Quyết định nhất vẫn là thời điểm bón thúc phân kali trước lúc thu hoạch một tháng. Khi đó, người trồng khoai cho nước vào ngang luống rồi rắc phân kali lên; đồng thời lội vài lượt để phân kali tan ra ngấm trực tiếp vào rễ, kích thích củ phát triển nhanh.

Ông Vũ Văn Sơn, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Nam cho biết, diện tích khoai sọ toàn huyện đạt hơn 400ha, riêng ở xã Khám Lạng chiếm hơn 100ha. Năm nay khoai sọ được mùa, giá bán cao khiến bà con rất vui. Năng suất khoai trung bình đạt khoảng 7 tạ/sào, giá bán giao động hơn 20.000 đồng/kg. Chất lượng khoai sọ ở đây cũng tốt hơn, có vị thơm ngon đặc trưng. Chính vì thế, huyện đã và đang chỉ đạo xây dựng khoai sọ Khám Lạng trở thành nhãn hiệu hàng hóa tập thể.

Đỗ Nam/kinhtenongthon.com.vn

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập184
  • Hôm nay60,693
  • Tháng hiện tại891,420
  • Tổng lượt truy cập92,065,149
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây