Học tập đạo đức HCM

Không chỉ dựa vào lúa

Thứ ba - 05/04/2016 21:47
Sóc Trăng ở cuối nguồn sông Hậu, tiếp giáp biển Đông có ưu thế với hệ sinh thái đa dạng ngọt - mặn - lợ.
Mùa khô năm nay khi hạn hán, mặn xâm nhập đến mức gay gắt, kênh cấp nước ngọt rút thấp, mương vườn gần trơ đáy thì ở Sóc Trăng, Trà Vinh người ta vẫn thấy những ốc đảo xanh của những mô hình chuyển đổi SX thích ứng. Ở thị trấn huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) có nhiều khu vườn xanh mượt. KS Hồ Quang Cua, nguyên PGĐ Sở NN-PTNT Sóc Trăng, chủ nhân một nhà vườn rộng chừng 2ha, đích thân dẫn chúng tôi đi xem những trụ trồng thanh long ruột đỏ đang đơm trái. Hàng dừa dứa bao quanh bờ ao chạy dài… Ông Cua tính rằng: Với qui mô nông hộ, bên cạnh ruộng lúa nếu có mảnh vườn nhỏ có ao trữ nước vào mùa khô nuôi cá và chọn trồng những giống cây chịu hạn sẽ tạo thêm thu nhập khá cao cho gia đình. Giống dừa dứa cho trái sai oằn, nước thơm mùi dứa ngọt lịm cho thu nhập đều mỗi ngày. Một buồng dừa tươi hơn chục trái, mỗi trái bán 10 ngàn đồng. Lứa trái thanh long ruột đỏ bán vào tiết Thanh Minh 10 - 12 ngàn đ/kg. Mỗi trụ có thể thu hoạch hàng chục ký lô. Nguồn lợi tưởng chừng nhỏ, nhưng không hề nhỏ. Vùng ven biển Sóc Trăng, giữa cái nắng chói chang màu lửa, đi về vùng nông thôn thi thoảng lại thấy đàn dê ẩn nấp dưới bóng cây trong vườn, nhàn nhã nhai rơm. Ban đầu xuất phát từ chuyện nuôi vài ba con giết thịt, về sau có thương lái đặt hàng thu mua, mô hình chăn nuôi dê qui mô nông hộ 30 - 50 con/đàn lan rộng dần, cho hiệu quả cao. Thời gian nuôi sau 4 - 5 tháng trọng lượng dê đạt trên 20 - 30 kg/con, chi phí nuôi ít, lãi 1 - 1,5 triệu đồng/con. Giá dê hơi thương phẩm khoảng 100.000 đ/kg (giống địa phương); nuôi các giống dê lai cho thịt nhiều hiện có giá mua trên 160.000 - 170.000 đ/kg. Dê dễ nuôi, thích nghi vùng khô hạn; ăn rơm rạ, cỏ, chuối theo bờ vuông tôm. Ở thị xã Vĩnh Châu hiện có đàn dê gần 2.200 con. Các huyện Mỹ Xuyên, Kế Sách cũng đã có một số hộ áp dụng mô hình chăn nuôi này để tăng thu nhập. Trong khi đó, ở cù lao Hòa Minh nằm cuối dòng sông Cổ Chiên thuộc xã Long Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, người dân chọn cách canh tác thích nghi với hai mùa mặn ngọt. Thông qua sự trợ giúp dự án quốc tế của Úc, Oxfarm… người dân Hòa Minh được tập huấn quản lý nguồn lợi có kiểm soát. Triển khai dự án, đối với nguồn lợi tự nhiên không được dùng lưới, dùng thuốc để bắt cá, tôm. Từ tháng 2 đến tháng 6 là mùa sinh sản tuyệt đối không đánh bắt, từ tháng 7 đến tháng giêng người dân được khai thác theo qui định về mắt lưới, công cụ đánh bắt, bảo vệ nguồn lợi thủy sinh. Và cuộc sống chính của người dân cù lao chính là dựa vào ưu thế tự nhiên: Mùa ngọt về làm lúa, trồng rau màu. Mùa mặn nuôi thủy sản tôm, cua, nghêu… Lúa đủ để ăn, giá trị thủy sản tạo thu nhập cao cho gia đình. Nguồn lợi ngoài tự nhiên được giữ gìn. Tính chung sản lượng hằng năm ở cù lao Long Hòa, Hòa Minh làm ra 6.000 - 7.000 tấn tôm, cua, 500 tấn nghêu và hàng ngàn tấn lúa cùng với nguồn thủy sản bắt được ngoài sông, rạch. Ông Lương Minh Quyết, Giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng: Sóc Trăng ở cuối nguồn sông Hậu, tiếp giáp biển Đông có ưu thế với hệ sinh thái đa dạng ngọt - mặn - lợ. Riêng SX lúa trong những năm qua không ngừng gia tăng sản lượng đến 2,3 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, trước tình hình hạn hán, mặn xâm nhập gay gắt thì mục tiêu duy trì sản lượng lúa phải tính toán lại. Chẳng hạn vùng ngọt 3 vụ lúa/năm như ở huyện Kế Sách có thể sẽ điều chỉnh còn 2 vụ/năm; những vườn cây ăn trái muốn bảo vệ mặn xâm nhập vào những tháng mùa khô phải tận dụng hệ thống mương trữ nước ngọt trong vườn. Ở những vùng canh tác 2 vụ lúa gặp thiếu nước ngọt có thể chuyển sang luân canh tôm - lúa. Vùng mặn sẽ tập trung nuôi thủy sản với những đối tượng vật nuôi phù hợp, có thị trường tiêu thụ, giá trị kinh tế và tạo thu nhập cao cho nông dân”.
Nguồn: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập397
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm393
  • Hôm nay48,998
  • Tháng hiện tại824,276
  • Tổng lượt truy cập91,998,005
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây